I. Nhiệt thân pháp
1. Nhiệt thân pháp 1 – Nâng tay nhấc gối
Tay lên gối lên, tay xuống, gối xuống. "Thượng hạ tương tuỳ" hay trên dưới đồng thuận.
Hít vào khi nâng hai tay lên cùng lúc với gối. Thở ra khi hai tay và gối rơi xuống.
Giúp khí huyết được lưu thông và gia tăng thân nhiệt.
2. Nhiệt thân pháp 2 – Phất thủ
Hất 2 tay từ trước ra sau. Lúc khởi đầu hai tay thả lỏng nâng cao ngang tầm vai song song với mặt đất, lòng bàn tay hướng xuống đất, phất tay ra sau thở ra (dẫn khí từ ngực ra hai bàn tay). Hít vô khí hai tay bật ngược trở lại một cách tự nhiên (đàn kình), không dùng sức (dẫn khí từ hai tay trở về ngực).
Ngoài công dụng giúp khí huyết được lưu thông, gia tăng thân nhiệt, luyện tập thường xuyên sẽ giúp điều trị: huyết áp cao, loạn nhịp tim, rối loạn chức năng của tạng phủ.
Hít ngắn, thở dài sẽ giúp giảm cao huyết áp.
3. Nhiệt thân pháp 3 – Nâng tay nhón gót nâng đầu
Thao tác giống như nhiệt thân pháp1 nhưng nhón gót đồng điệu với hai tay. Nhón gót khi hai tay lên cao cùng lúc với hít vào và thở ra khi rớt xuống.
Ngoài công dụng giúp gia tăng thân nhiệt , thì thế tập này cũng tương tự như một trong 8 thế của Bát Đoạn Cẩm. Nâng tay nhón gót, nâng đầu giúp vận khí trên toàn bộ kinh mạch bằng cách tác dụng lên toàn thân và cột sống. Các kinh mạch căng ra và thu vào như sợi dây thung. Nhón gót lên và hạ chân xuống kích thích 6 túc kinh, vươn cổ lên kích thích 6 thủ kinh.
Giúp tăng sinh lực, bền sức, giúp thân thể cường tráng và các bệnh tiêu tan.
4. Nhiệt thân pháp 4 – Xoay eo
Dứng khoảng cách hai chân bằng đôi vai, luôn giữ đỉnh đầu và chân trên 1 đường thẳng, xoay eo qua 2 bên trái phải. Một nhịp hít và một nhịp thở.
Phương pháp nầy giúp cho hành giả tập thả lỏng eo và biết xử dụng eo trong mọi chuyển động. Hơn nửa đây cũng là 1 trong những phương pháp giúp trị đau thắt lưng.
II. Xoa bóp bộ đầu
1. Chải đầu
Xử dụng 10 đầu ngón tay giống như lược tóc chải từ trước (chân trán) ra sau và vuốt hai bên ót cùng lúc với thở ra.
Kich thích các kinh mạch nơi vùng đầu, tăng lưu lượng máu lên não. Giúp thần kinh đở căng thẳng và điều trị nhức đầu.
2. Mắt
Xử dụng ngón tay trỏ và ngón tay giữa xoa vòng tròn quanh mắt từ trong ra ngoài. Khởi đầu từ khoé mắt vòng qua chân mày và trở về khoé mắt cùng lúc với thở ra. Lúc tập mắt nhắm lại và từ từ mở ra sau khí tập khoảng mươi lần.
Chung quanh của mắt gom các huyệt đạo: Tình Minh huyệt, Ty Trúc Không huyệt và Ðồng Tử Giao huyệt v.v...
Xoa nắn các huyệt đạo này thường xuyên giúp khí huyết lưu thông điều hòa để nuôi dưỡng các thần kinh của mắt và thị giác.
3. Thái dương
Dùng 2 ngón tay trỏ và giữa xoa ấn hai bên thái dương (màng tang) theo chiều thuận rồi theo chiều ngược kim đồng hồ.
Giúp đầu óc tỉnh táo cũng như điều trị chứng nhức đầu.
4. Xoa Mũi
Xoa dọc theo hai bên mũi bắt đầu từ chân mũi (gần khóe mắt) kéo dài xuống.
Dọc theo sóng mũi có các huyệt đạo Tình Minh, Tiểu Nghinh Hương, Tỷ Thông và huyệt Nghênh Hương. Phương pháp này có thể chữa được các chứng bệnh về mũi như nghẹt mũi, viêm mũi và chảy mũi v.v... và đồng thời cũng giúp tinh thần được minh mẫn.
5. Huyệt nghênh hương
Dùng 2 ngón trỏ xoay tròn 2 bên xoang mũi nơi huyệt nghênh hương theo hai chiều: thuận, nghịch.
Giúp điều trị các chứng bệnh về mũi.
6. Mặt và tai: xoa 2 bàn tay vào nhau cho ấm xong xoa đều lên mặt giúp kích thích toàn bộ các huyệt đạo trên mặt, giúp da mặt được hồng hào. Sau đó chuyển qua hai bên tai và xoa bóp 2 vành tai . Chung quanh tai của con người có rất nhiều huyệt đạo, các huyệt đạo này lại liên quan đến hầu hết các bộ phận trong cơ thể. Cho nên chỉ cần xoa bóp hai bên tai là có thể đã đánh thức sự vận hành của các cơ quan trong toàn thân.
7. Vỗ trống
Lấy 2 bàn tay bịt kín hai vành tai, các ngón tay đặt vào sau gáy, lấy ngón trỏ đè lên ngón giữa, dùng sức bật ngón trỏ ấn mạnh vào xương chẫm.
Vì hai lỗ tai đã bị bịt kín, nên chúng ta nghe được âm thanh phát xuất như tiếng trống mà các môn sinh bên Ðạo Gia gọi là “Minh Thiên Cổ”. Âm thanh này giúp cơ thể trì hoãn sự lão hóa, trị được chứng ù tai và chữa được bệnh cao huyết áp và đầu óc bớt căng thẳng.
8. Bịt tai
Hay còn gọi là “Thông thiên nhĩ “, dùng hai bàn tay bịt kín hai tai, ép mạnh vào trong tai xong bung ra.
Giúp giảm áp xuất trong tai và đầu óc bớt căng thẳng.
9. Xoay cổ qua 2 bên
Xoay cổ qua 2 bên trái, phải cũng là một 8 thế của Bát Đoạn Cẩm mang tên “Ngũ Lao Thất Thương Vọng Hậu Tiền”. Thở ra khi xoay cổ qua hai bên và hít vào khi xoay trở về chính giữa.
Giúp vận chuyển máu lên não bộ và tiêu trừ các chứng bệnh nhức đầu, bán đầu thống (migrain headache) và các chứng bệnh trầm cảm.
10. Nghiêng cổ qua 2 bên
Nghiêng cổ qua 2 bên vai: trái, phải. Hít vào khí rướn cổ lên và thở ra khi trở về chính giữa.
Giúp vận chuyển máu lên não bộ và tiêu trừ các chứng bệnh nhức đầu.
11. Xoay cổ theo vòng tròn
Xoay cổ theo hai vòng tròn thuận nghịch. Nửa vòng tròn đầu hít vào và nửa vòng tròn sau thở ra.
Giúp vận chuyển máu lên não bộ và tiêu trừ các chứng bệnh nhức đầu
12. Ngước cổ lên
Ngước cổ ra trước xong cuốn rút cổ lên theo chiều thuận cùng lúc với hít vào và thở ra khi trở về vị trí bình thường.
13. Chúi cổ xuống
Ngước cổ ra trước xong cuốn rút cổ lên theo chiều nghịch cùng lúc với hít vào và thở ra khi trở về vị trí bình thường.
Giúp vận chuyển máu lên não bộ và tiêu trừ các chứng bệnh nhức đầu
III. Vai
1. Xoay vai thuận
Xoay 2 vai về phía trước. Hít vào khi nâng hai vai lên và thở ra khi rớt hai vai xuống.
2. Xoay vai nghịch
Xoay 2 vai về phía sau. Hít vào khi nâng hai vai lên và thở ra khi rớt hai vai xuống.
Thế tập “Xoay vai tròn” giúp cho khớp vai được linh động, tập thường xuyên sẽ giúp tiêu trừ chứng bệnh thấp khớp nơi bả vai.
2. Xoay vai thuận - nghịch
Xoay tròn 2 vai theo chiều: thuận, nghịch hay trước sau
- Xoay vai âm dương hay 1 phía trước và 1 phía sau sau đó đổi ngược lại.
3. Xoay vai tròn, vận khí ra lao cung - thuận
Dang ngang 2 tay, cổ tay thẳng đứng sau đó xoay tròn 2 vai theo chiều thuận cùng lúc với hít vào, phối hợp với sự vận chuyển âm duơng của lồng ngực, sau đó duổi thẳng hai tay cùng lúc với thở ra, vận khí ra “Lao cung”.
Thế tập “Xoay vai tròn” giúp cho khớp vai được linh động, gia tăng chức năng của phổi đồng thời cũng giúp vận khí ra huyệt lao cung nơi giữa bàn tay.
4. Xoay vai tròn, vận khí ra lao cung - nghịch
Dang ngang 2 tay, cổ tay thẳng đứng sau đó xoay tròn 2 vai theo chiều nghịch phối hợp với sự vận chuyển âm duơng của lồng ngực, sau đó duổi thẳng hai tay cùng lúc với thở ra, vận khí ra “Lao cung”
Thế tập “Xoay vai tròn” giúp cho khớp vai được linh động, gia tăng chức năng của phổi đồng thời cũng giúp vận khí ra huyệt lao cung nơi giữa bàn tay.
5. Khai mở khớp xương vai
Xếp 2 cánh tay hình thẳng góc, cạnh tay chạm nhau, che trước mặt sau đó dùng ngực, vai chuyển 2 tay lên cao, cho ngang với mũi, rồi từ từ bật mở hai tay ngang ra sau (khai mở khớp xương vai) đồng lúc hít nhẹ vào, căng đầy phổi. Rớt hai chỏ xuống thấp một chút, giữ hơi thở vài mươi giây, sau đó dùng ngực, vai từ từ khép đôi tay lại đồng lúc với thở ra trở lại vị trí lúc ban đầu.
Giúp khớp xương vai được linh hoạt và gia tăng chức năng của phổi qua sự vận chuyển âm duơng của lồng ngực.
6. Tung vai
Hai bàn tay để ngang hông với lòng bàn tay hướng lên trên. Dùng lực của thân và vai hất hai tay thẳng ra phía trước (thở ra), lưng bàn tay đối nhau xong rút 2 tay trở về ngang hông.
“Tung vai” hay còn gọi là “bạch hạc vẩy cánh” là một trong những thế luyện vai của Bạch hạc khí công. Dùng ngực vai chuyển khí ra hai tay giúp thông khí nơi lồng ngực.
IV. Chỏ
1A. Xoay chỏ phải theo chiều nghịch
Nạp khí giơ tay phải ngang ngực, duổi thẳng tay phải xéo qua bên phải hợp với thân một góc 135° với cổ tay thẳng đứng cùng lúc với thở ra, sau đó xoay chỏ và cổ tay theo chiều nghịch đến khi cuốn xoay vào trong thân thì hít vào.
1B. Xoay chỏ phải theo chiều thuận
Nạp khí giơ tay phải ngang ngực, duổi thẳng tay phải xéo qua bên trái hợp với thân một góc 45° với cổ tay thẳng đứng cùng lúc với thở ra, sau đó xoay chỏ và cổ tay theo chiều thuận đến khi cuốn xoay vào trong thân thì hít vào.
Xoay chỏ theo 2 vòng tròn thuận nghịch kết hợp với sự chuyển động của eo, vai (eo xoay, vai chuyển, chỏ xoay tròn) giúp cho thân pháp được nhẹ nhàng linh hoạt, và cũng giúp tiêu trừ chứng đau thấp khớp nơi chỏ.
2A. Xoay chỏ trái theo chiều thuận
Nạp khí giơ tay trái ngang ngực, duổi thẳng tay trái xéo qua bên trái hợp với thân một góc 135° với cổ tay thẳng đứng cùng lúc với thở ra, sau đó xoay chỏ và cổ tay theo chiều thuận đến khi cuốn xoay vào trong thân thì hít vào.
2B. Xoay chỏ trái theo chiều nghịch
Nạp khí giơ tay trái ngang ngực, duổi thẳng tay trái xéo qua bên phải hợp với thân một góc 45° với cổ tay thẳng đứng cùng lúc với thở ra, sau đó xoay chỏ và cổ tay theo chiều thuận đến khi cuốn xoay vào trong thân thì hít vào.
Xoay chỏ theo 2 vòng tròn thuận nghịch kết hợp với sự chuyển động của eo, vai (eo xoay, vai chuyển, chỏ xoay tròn) giúp cho thân pháp được nhẹ nhàng linh hoạt, và cũng giúp tiêu trừ chứng đau thấp khớp nơi chỏ.
3A. Mở chỏ ngang - âm
Mở chỏ dang tay, căng lồng ngực: Xếp 2 tay nằm ngang trước ngực, lòng bàn tay hướng lên trời . Dùng ngực và vai bật 2 chỏ từ trong ra ngoài trên mặt phẳng nằm ngang cùng lúc với hít vào. Sau đó dùng ngực vai thâu hai tay vào vị trí ban đầu cùng lúc với thở ra .
3B. Mở chỏ ngang - dương
Xếp 2 tay nằm ngang trước ngực, lòng bàn tay hướng xuống đất. Dùng ngực và vai bật 2 chỏ từ trong ra ngoài trên mặt phẳng nằm ngang cùng lúc với hít vào. Sau đó dùng ngực vai thâu hai tay vào vị trí ban đầu cùng lúc với thở ra.
Tập chỏ theo chiều ngang gồm có 2 phần: âm (lòng bàn tay hướng lên trên) và dương (lòng bàn tay hướng xuống đất ). Ý nơi chỏ. Thao tác giúp chuyển động khớp xương chỏ và vùng cơ bắp xung quanh để phòng ngừa chứng đau thấp khớp, đồng thời cũng giúp tăng khí lực vùng thượng tiêu gồm hệ thống tuần hoàn và hô hấp.
4. Cuốn chỏ vào trong
Xếp chỏ thâu tay, ngực thóp vào (âm): dang tay ra hai bên (180°), lòng bàn tay hướng trước mặt, dùng vai kéo 2 chỏ cùng lúc từ ngoài vào trong trên mặt phẳng nằm ngang. Ngực hơi hóp vào trong (hàm hung), tấn thái âm.
Dùng ý quán tưởng như đang kéo vật nặng từ ngoài vào trong thân trong tư thế hàm hung bạt bối. Thế tập nầy giúp cho đôi tay được khoẻ mạnh và có kình lực.
5. Cuốn chỏ lên cao
Đưa hai tay thẳng ra phía trước, lòng bàn tay hướng lên trên . Dùng thân vai kéo 2 chỏ cùng lúc từ trước ra sau lưng, lưng hơi uốn ra sau, cùng lúc với hít vào. Sau đó thắng lưng và từ từ rớt hai tay về phía trước trở lại vị trí ban đầu cùng lúc với thở ra.
Sau đó lập lại như trên với lòng bàn tay hướng xuống đất.
Tư thế cuốn chỏ lên cao gồm 2 thế dương và âm, không những giúp vận chuyển cơ bắp vùng chỏ theo chiều thẳng đứng, thế tập còn tác động đến tam tiêu (hô hấp, tiêu hóa, bài tiết), lưng và thận.
V. Bàn tay
1. Xoay tròn cổ tay
Đan hai bàn tay với nhau (cổ tay hướng trên cao), xoay tròn 2 cổ tay theo 2 chiều: nghịch kế đến chiều thuận.
Giúp cổ tay được linh động và tiêu trừ chứng thấp khớp nơi cổ tay.
2. Uyển khúc kiều
Đan hai bàn tay với nhau (lòng bàn tay hướng xuống đất), vận chuyển 2 cổ tay lên xuống theo chiều thẳng đứng, di chuyển 2 cánh tay từ phải sang trái và từ trái sang phải theo hình gợn sóng.
Giúp cổ tay được linh động và tiêu trừ chứng thấp khớp nơi cổ tay.
3. Mực bơi
Duổi thẳng tay phải xéo qua trái thở ra với cổ tay bật về phía sau, kế đến dùng eo kéo tay phải theo chiều ngang từ trái qua phải với các ngón tay chụm lại di chuyển giống như cá mực bơi và cuối cùng kéo rút tay phải về bên hông phải cùng lúc với hít vào.
Đổi sang tay trái và lập lại các thao tác như trên nhưng ngược chiều.
Giúp cổ tay được linh động và tiêu trừ chứng thấp khớp nơi cổ tay.
4A. Chỉ công- Âm
2 bàn tay thả lỏng để ngang hông, lòng bàn tay hướng vào nhau, từ từ vận khí chuyển hai tay ra, xỉa 10 ngón tay thẳng ra phía trước, các ngón tay căng ra như cánh quạt (căng ngón cái và ngón út), cùng lúc với thở ra. Giữ yên vị trí đó khoảng mươi giây sau đó xếp các ngón tay lại thâu tay về vị trí ban đầu cùng lúc hít nhẹ vào.
“Căng ngón tay, vận kình” là phương pháp vận chuyển khí - lực ra 10 đầu ngón tay, giúp tiêu trừ âm hàn trong cơ thể và chứng đau thấp khớp nơi các lóng tay.
4B. Chỉ công- Dương
2 bàn tay thả lỏng để ngang hông, lòng bàn tay hướng vào nhau, từ từ vận khí chuyển hai tay ra, xỉa mạnh 10 ngón tay thẳng ra phía trước, các ngón tay căng ra như cánh quạt (căng ngón cái và ngón út), cùng lúc với thở ra. Giữ yên vị trí đó khoảng mươi giây sau đó xếp các ngón tay lại thâu tay về vị trí ban đầu cùng lúc hít nhẹ vào.
Đây là phương pháp phóng khí lực xỉa thẳng 10 ngón tay mạnh ra phía trước. Giúp tăng khí lực và tiêu trừ chứng đau thấp khớp nơi tay.
Phương pháp nầy giúp hành giả biết dụng eo, vai để phát lực.
5. Phát kình
2 bàn tay thả lỏng, để ngang hông, kế đến vận eo dùng sức bung 2 bàn tay ra phía trước (thở ra), lòng bàn tay hướng xuống đất. Các ngón tay thả lỏng. Thả lỏng 2 tay và lập lại như trên.
Phát kình là phương pháp sử dụng eo đế phát lực ra đôi tay, bàn tay thả lỏng. Giúp gia tăng khí lực.
6. Xắn đất
Xắn đất là một trong nhưng thế dùng cổ tay để tập luyện binh khí được biến đổi lại cho thích hợp với chương trình luyện tập dưỡng sinh thức pháp.
2 bàn tay thả lỏng để ngang hông với 2 lòng bàn tay đối nhau. Duổi hai cánh tay ra phía trước với cổ tay đâm chéo xuống đất cùng lúc với thở ra. Kế đến bật hai cổ tay lên theo chiều thẳng đứng, vận gân và giữ nguyên tư thế đó độ mươi giây sau đó từ từ thả lỏng cổ tay và rút về bên hông cùng lúc với hít vào.
Thế tập giúp cổ tay được rắn chắc và mạnh.
7. Hổ trảo
Rớt hai vai và vươn hai bàn tay với hình trảo ra phía trước. Kế đến từ từ co nắm các ngón tay lại thành hình quả đấm và rút nhẹ về bên hông cùng lúc với hít vào. Mở hai bàn tay với ngón trỏ hướng lên cao, chuyển nhẹ chậm hướng ra phía trước cùng lúc với thở ra.
*Phương pháp nầy giúp người tập co rút các lóng ngón tay ngừa và điều trị chứng đau thấp khớp nơi các lóng tay.
8A. Xoay các ngón tay-Âm
Phối hợp với thân eo, cánh tay, bàn tay để xoay chuyển từng ngón tay từ ngoài vào trong (lòng bàn tay hướng lên trên), khởi đầu từ ngón út.
8B. Xoay các ngón tay- Dương
Lật bàn tay lại, xoay chuyển từng ngón tay từ trong ra ngoài, khởi đầu từ ngón út.
Phương pháp nầy giúp người tập xoay chuyển các ngón tay cho linh động, ngừa và điều trị chứng đau thấp khớp nơi các ngón tay.
9. Phát kình
Phát kình(âm): 2 bàn tay thả lỏng, để ngang hông, kế đến vận eo dùng sức bung 2 bàn tay ra phía trước (thở ra), lòng bàn tay hướng xuống đất. Các ngón tay thả lỏng.
*Phát kình là phương pháp sử dụng eo đế phát lực ra đôi tay, bàn tay thả lỏng. Giúp gia tăng khí lực.
VI. Thông khí
1. Xoa bóp các ngón tay
Giúp thông khí nơi các ngón tay và cũng giúp tiêu trừ các chứng thấp khớp nơi các lòng tay.
2. Xoa bóp huyệt Lao cung
Giúp thanh tâm hoả, an thần, trừ thấp nhiệt.
Nếu phối hợp với huyệt Túc Tam Lý có tác dùng điều trị các chứng như bứt rứt, phiền muộn, hay nôn mửa, nôn khan, ợ hơi, ợ chua, nóng mặt, không thích vận động.
3. Xoa bóp huyệt Hợp cốc
Có tác dụng chữa trị cảm lạnh. Và còn có thể được dùng để chữa nôn khi đi tàu hoặc xe, chữa đau đầu do ngộ độc rượu.
Trong võ thuật, huyệt Hợp cốc cũng giống như huyệt Nhân trung, Thần đạo, Đại chùy được xem như là một sinh huyệt, dùng để hồi sinh con người sau khi bị điểm, đả ngất.
4. Xoa 2 cánh tay - dương & âm
Dương: xoa từ lưng bàn tay lên dần đến vai theo chuyển động của vòng tròn cùng lúc với hít vào.
Âm: xoa từ mặt trong của vai xuống dần đến lòng bàn tay theo chuyển động của vòng tròn cùng lúc với thở ra.
Xoa bóp cánh tay giúp thông khí nơi tay và tác động đến thủ kinh.
5. Xoa bụng
Giúp điều hòa khí huyết nơi vùng trung tiêu, gia tăng các chức năng trong hệ thống tiêu hóa.
6. Xoa thận
Hay xoa bóp thắt lưng:
Giúp khai thông và điều hòa khí huyết nơi vùng thận và mệnh môn. Xoa bóp thường xuyên cũng giúp giảm được chứng đau lưng.
VII. Lưng & Eo
1. Lưng
Hai tay đưa thẳng lên cao, hơi ngả người về phía sau, hít vào khoảng 10 giây, sau đó thẳng lưng thở ra cùng lúc với hai tay nhẹ rơi xuống phối hợp với pháp thở tứ môn. Giúp điều hòa kinh mạch, tác động đến tam tiêu và cũng giúp điều trị chứng đau lưng.
2. Xoay eo
Đứng xoay eo theo hai chiều thuận nghịch giúp cho eo được linh động và các cơ bắp nơi eo hay vùng thắt lưng được thả lỏng. Tập thường xuyên cũng giúp phòng ngừa và điều trị chứng đau lưng.
VIII. Chân & bàn chân
1. Xoay mở các khớp xương chân
Xoay mở các khớp xương chân theo 2 chiều thuận nghịch. Hít vào trước khi xoay và thở ra khi xoay.
Thao tác giúp các khớp xương chân được linh hoạt và tiêu trừ các chứng thấp khớp.
2. Xoay đầu gối
Hai chân đứng chụm lại, người hơi khom xuống, hai tay để trên hai gối sau đó xoay gối theo hai chiều thuận nghịch.
Giúp đôi chân được mạnh, khớp xương gối được linh động và tiêu trừ thấp khớp.
3. Ngồi ép xoay cổ chân phải
Dùng lực của thân và tay chuyển ép xuống xoay cổ chân phải theo hai chiều thuận nghịch. Thở ra lúc xoay tròn.
Ngồi ép xoay cổ chân trái
Dùng lực của thân và tay chuyển ép xuống xoay cổ chân trái theo hai chiều thuận nghịch. Thở ra lúc xoay tròn.
4. Nằm mở cổ chân ra 2 bên
Trong tư thế nằm ngửa ngay ngắn, lay động bàn chân ngang ra hai bên cùng lúc với thở ra, rồi thu hồi về vị trí lúc ban đầu cùng lúc với hít vào.
5. Nằm nhấn hai cổ chân lên xuống
Trong tư thế nằm ngửa ngay ngắn, lần lượt lay động 2 bàn chân về phía trước, rồi từ từ thu hồi về vị trí lúc ban đầu.
1 nhip hít vào và một nhip thở ra.
6. Nằm co duổi các ngón chân
Nằm thẳng, co rút 10 ngón chân về phía trước cùng lúc với thở ra và hít vào khi trở lại vị trí ban đầu.
7. Nằm đá duổi chân ra
Nằm thẳng, co gối phải lên sát bụng xong duổi thẳng chân ra phía trước. Đổi sang chân trái lập lại như trên.
Theo tài liệu nghiên cứu thì 4 thế nằm tập chân trên ngoài công dụng giúp cho đôi chân thêm khỏe mạnh, chúng còn có thể giúp tiêu trừ các chứng dị ứng mũi, viêm xoang mũi, đau nhức lưng vai và chân. Và còn có khả năng phòng ngừa được chứng mất ngủ, áp huyết cao, suy nhược thần kinh, tỳ vị hư nhược, táo bón hoặc các chứng bệnh về lục phủ ngũ tạng nếu biết phối hợp với pháp thở , thở nạp hô hấp.
IX. Bụng
Bụng
Nằm thẳng nhấc đầu và chân lên (ngang tầm mắt) nhẹ và tự nhiên, hít vào, khoảng 10 giây. Rớt chân xuống thở ra.
Thế tập giúp cho bụng thêm rắn chắc và thon gọn nếu tập thường xuyên.
X. Khai
Khai
Đứng thẳng, thả lỏng hai tay hai bên hông. Di chuyển 2 tay từ dưới lên trên (hít vào), lưng bàn tay đối nhau, di chuyển tay thành hình 2 vòng tròn từ trong hướng ra ngoài (thở ra) như cánh hoa nở.
Dùng phương pháp quán tưởng đem năng lượng bung tỏa ra khắp tế bào trong thân hoặc đem hết trược khí, phiền não trong người thải ra ngoài.
***********************************************************************************************************************************************************