Nguyễn Huệ

 
 
 
 
Vua QUANG-TRUNG Nguyễn Huệ
(Người anh-hùng dất TÂY-SƠN, Bình-Định, Việt-Nam)
     Với những tổn thất lớn lao do ý đồ "giết sạch, phá sạch, xóa sạch " của các Vua triều Nguyễn; tất cả những gì gọi là của Ngụy triều Tây Sơn đều bị thủ tiêu hoặc phá hủy .

     Cho nên những gì còn lại để chúng ta tìm hiểu về người anh hùng đất Tây Sơn thật ít ỏi, chỉ qua một số tài liệu, một số truyền thuyết và ngay chính qua con người , cuộc đời và những chiến công "long trời lỡ đất" của vị tướng tài ba trăm trận trăm thắng quét sạch bọn giặc ngoại xâm Mãn Thanh, thống nhất đất nước.

     Riêng việc tìm hiểu những đóng góp tích cực của Ông trên lỉnh vực võ thuật cổ truyền Việt Nam, một phương diện khá chuyên biệt, có nhiều khó khăn và hạn chế nhất định . Những ý kiến dưới đây chỉ là sơ bộ những gì chúng tôi đã ghi nhận được, mong sẽ nhận được những đóng góp và tìm hiểu sâu rộng và chính xác hơn của các bạn đọc sau nầy .

A. Nguyễn Huệ, người anh hùng áo vải, với chí lớn bao trùm thiên hạ.

Ba anh em ở vùng đất Tây Sơn là Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ, vốn người làng Thái Lão, huyện Hưng Nguyên, Trấn Nghệ An. Giữa thế kỷ 17, quân nhà Nguyễn có lần vượt sông Gianh bắt dân vùng Nghệ An vào khai hoang ở Đàng Trong.

     Tổ tiên 4 đời anh em Nguyễn Huệ là một trong những nạn nhân đó, qua mấy đời đến Nguyễn phú Phúc gia đình đã khá giã, sung túc, ba anh em đều được ăn học, hiểu biết hơn người.

     Quan đại thần Nội hữu Trương văn Hạnh, vì chống lại quyền thần Trương phúc Loan, dâng biểu hạch tội kẻ gian thần nên bị hãm hại. Thầy Giáo Hiến, là bạn thân của quan Nội Hữu, sợ bị vạ lây nên lánh vào Bình Định đã hơn 10 năm, lấy nghề gỏ đầu trẻ trong một thôn ấp bên cạnh đất Tây Sơn làm vui .Õ Nhận thấy ba anh em nhà Tây sơn tướng mạo đặc biệt, tính khí khác người, thông minh học giỏị. Ông đem lòng yêu mến, hết lòng dạy dỗ cả văn lẩn võ . Từ văn thư, kinh sách đến cả binh pháp, binh thư, đồ trận và võ thuật cổ truyền các môn đầy đủ những tinh hoa truyền thống cao quý, bất khuất của dân tộc Việt Nam .

     Trong ba người chỉ có Nguyễn Huệ là hơn cả, tiếng nói sang sảng tựa chuông, cặp mắt sáng tựa chớp, thông minh, nhanh nhẹn, học chỉ một lần đã hiểu ngay .Thầy Giáo Hiến vốn là người có nhiều tâm huyết đối với vận mệnh quốc gia , dân tộc, tiếc mình gối mõi, chân chùn, chỉ mong gắng sức vun bồi , un đúc cho 3 anh em Tây Sơn chí cả vì dân giúp nước.
" Nghĩa kỳ dựng tại Tây Sơn .
Tận trung cứu quốc rữa hờn cho dân .
Sau nầy rực rở đai cân .
Phải dùng Đức trị mười phân vẹn mười
Nhớ câu thu phục lòng người . . . . . . . ".
(1)

(1) Lời Thầy Giáo Hiến khuyên Nguyễn Huệ trước lúc khởi nghĩa. - Tây Sơn Tiềm long lục, Nguyễn bá Huân, 1978.
B. Ý chí thống nhất đất nước cao cả

     Trong chiếu lên ngôi, Vua Quang Trung Nguyễn Huệ đã nêu rỏ
"... Họ tự gây dựng bờ cỏi riêng mình, kỷ cương trời đất một phen đổ nát không dựng lên được, chưa có thời nào quá quắt như thời nầy .Thêm nửa, những năm gần đây Nam Bắc đánh nhau, dân sa vào chốn lầm than ... "
     Trong xã hội nông nghiệp, không ai khác hơn những người nông dân cùng khổ, qua các thãm họa nặng nề chồng chất lên đôi vai gầy, đã chính là những người đứng lên phê phán cuộc nội chiến bẩn thỉu, cốt nhục tương tàn. Nguyễn Huệ, người lảnh tụ nông dân kiệt xuất, miột kẻ áo vải không một tấc đất nhanh chóng trở thành một vị anh hùng dân tộc thống nhất đất nước, tập hợp sức mạnh cả nước đánh đuổi giặc xâm lăng, giử yên bờ cỏi, xây dựng cuộc sống ấm no cho muôn dân.

C. Một thiên tài quân sự chưa nếm mùi thất bại

     Quang Trung Nguyễn Huệ đã là một con người trí lược cả trong quân sự và chính trị:

Cách dùng người :
     Khi dùng người, đặt việc ông đã biết tiên liệu mọi việc một cách tài tình, nhạy bén. Nghiêm chỉnh áp dụng quân lịnh, nhanh chóng ổn định trật tự và dân tình:
"... Những người Nam Hà nầy (quân Nguyễn Huệ) đã áp dụng án lệnh thật nghiêm, mới thấy tố cáo chẳng cần xét xử lôi thôi họ đã chém đầu bọn trộm cướp hay tất cả kẻ nào bị tố cáo là trộm cướp. Người người đều hài lòng sự xử phạt như vậy và không khỏi thán phục sự liêm khiết của quân Tây Sơn ...(3)

(3) Thư của Giáo sỉ Le Roy (Nam Định) viết cho Blaudin ở Paris vào ngày 11/ 07/ 1786.
Lối hành binh vũ bão.

     Tuy xuất thân chỉ là kẻ áo vải, ở nơi thôn dã, Nguyễn Huệ đã tỏ rõ tài năng kiệt xuất của một vị tướng lỉnh bách chiến bách thắng, chưa nếm lấy một lần thất bại qua hơn 20 năm vào Nam ra Bắc.
   Mỗi thời đại, mỗi vị anh hùng có một cách đánh sáng tạo khác nhau :
Lý Thường Kiệt với "Tiên phát chế nhân" chủ động tấn công phủ đầu, đập tan mọi âm mưu của đối phương từ trong trứng nước.
Trần Hưng Đạo dùng kế "Thanh Giả", lừa địch vào sâu rồi phản công tiêu diệt .
Lê Lợi dùng kế lâu dài , đánh từ nhỏ đến lớn.
Và Quang Trung Nguyễn Huệ với một khả năng tổ chức và tài chỉ huy hiếm có đã tạo được một đoàn quân áo vải qua từng giai đoạn phát triển, dù lớn hay nhỏ, luôn luôn có một khí thế tiến công dũng mãnh, táo bạo. "Vũ bão và bất ngờ" đã là một tính chất độc đáo trong lối dùng binh của người anh hùng đất Tây Sơn Nguyễn Huệ.
     Đồng thời với việc tổ chức và chỉ huy trong quân đội, Nguyễn Huệ còn biết kết hợp những nhân sĩ đương thời như La sơn Phu tử Nguyễn Thiếp, Trần văn Kỷ, Ngô thời Nhậm và những tướng lỉnh tài giỏi như Đặng tiến Đông (Đô đốc Mưu) người đã làm nên chiến thắng Đống Đa lịch sữ . Trần quang Diệu, Nguyễn văn Dũng và đặc biệt là Bùi thị Xuân, vị tướng đầu tiên trong lịch sữ , tài năng và quả cãm không kém một ai ...

     Tất cả đã giúp Quang Trung Nguyễn Huệ làm nên những sáng tạo tài tình, độc đáo trong võ thuật cổ truyền Việt Nam để trang bị cho người chiến sĩ áo vải dưới ngọn cờ đào oanh liệt.

     Chưa đầy 40 ngày, kể từ lúc xuất phát đại quân tại Phú Xuân (ngày 22 tháng 11 năm 1788) và chỉ sau 55 ngày đêm tiến công, đoàn quân chân đất đã quét sạch hơn 200 ngàn quân giặc ra khỏi bờ cõi, lập nên những chiến công hiển hách ở Gián Khân, Hà Hồi, Ngọc Hồi, Đống Đa tạo nên những đòn đánh như sấm sét vang rền trên đất Thăng Long.

     Dưới ngọn cờ hồng uy dũng, hoa đào thắm tươi bên chiến bào sạm mùi khói súng của người anh hùng dân tộc, hàng hàng lớp lớp nghĩa quân như triều dâng thác đổ, thần tốc đập tan mọi âm mưu bán nước cầu vinh và xâm lược, bạo ngược của lũ thù trong giặc ngoài.

     Ngọn lữa Đống Đa, Xuân Kỷ Dậu 1789, như bão táp tràn tới hỏa thiêu bọn giặc Mãn Thanh ngạo mạn, khát máu , giải phóng đất nước.

     Từ một lãnh tụ nông dân kiệt xuất, Quang Trung Nguyễn Huệ đã trở thành một vị anh hùng dân tộc vĩ đại , một danh tướng trăm trận trăm thắng, một thiên tài quân sự xuất sắc. Hơn bao giờ hết, sự nghiệp vẽ vang của phong trào Tây Sơn đã là một bản anh hùng ca bi tráng, oanh liệt của dân tộc, vang vọng đến ngàn đời sau, đánh dấu một giai đoạn hiển hách của toàn dân Đại Việt.

Đền Thờ Vua Quang-Trung hiện nay tại Bình-Định
Comments