Source:email Hóa Chất và Dược Phẩm Trung Cộng TS.Mai Thanh Truyết
Hiện tại, đó là quốc gia có sản lượng kinh tế chỉ đứng sau Hoa Kỳ. Nhưng TC lại dẫn đầu về thành phẩm sản xuất cho nhu cầu của con người trên thế giới. Hàng hoá TC tràn ngập khắp nơi. Đã vậy, chỉ trong vòng năm năm trở lại đây, kỹ nghệ hóa chất và dược phẩm TC có những bước nhảy vọt, từ đó nảy sinh ra một số lo ngại về phẩm chất (quality), vì quốc gia nầy thể hiện nhiều cung cách “làm ăn” đôi khi vượt qua tiêu chuẩn cho phép của các định chế quốc tế áp dụng cho ngành hoá chất, sinh hóa, dược phẩm mà chỉ lo chú trọng vào lượng (quantity) mà thôi. VideoTracing the Path of Poisoned Nếu chúng ta đến Thượng Hải cách đây khoảng sáu năm, thành phố nầy chỉ có một số nhỏ phòng thí nghiệm nghiên cứu, trong cơ sở sản xuất dược phẩm của một vài công ty ngoại quốc. Hiện tại, Thượng Hải trở thành một trung tâm nghiên cứu và sản xuất có thể đứng vào hàng đầu trên thế giới. Và còn nữa, tại Bắc Kinh, Tô Châu và một số thành phố lớn cũng không ngừng phát triển công kỹ nghệ nầy. Có thể nói hiện tại, TC đang đi dần đến sản xuất hàng loạt dược phẩm tiêu dùng cho thế giới. Chúng ta cũng thừa biết là qua lịch sử, TC không có tâm lý dùng hóa chất để trị bịnh mà có thói quen chỉ dùng dược thảo để trị liệu. Tuy nhiên, chỉ trong vài năm trở lại đây, rất nhiều công ty nghiên cứu hóa chất và dược phẩm ngoại quốc đầu tư ồ ạt vào xứ nầy, nhất là công ty Hoa Kỳ và Nhật Bản. Điển hình là BioDuro (California) ước tính giảm thiểu chi phí sản xuất dược phẩm được một tỷ Mỹ kim nhờ sản xuất từ TC cho thị trường Hoa Kỳ. Do đó ngành sinh-công nghệ (biotechnology) hiện phát triển rất nhanh ở nơi đây.
Bài viết nầy có mục đích mô tả công nghệ dược phẩm và sự phát triển trong việc trị liệu cùng những hệ lụy của sự phát triển quá nhanh của quốc gia nầy.
Ngành dược phẩm Trung Cộng
Lịch sử ngành dược khoa của Trung Quốc khởi đầu bằng hàng trăm hàng ngàn cây cỏ đủ loại để từ đó pha trộn với cây cỏ khác, hoá chất vô cơ trong thiên nhiên, thậm chí trộn lẫn xác khô của một số động vật để làm dược phẩm. Từ đó khai mở ra ngành y khoa cổ điển.
Bây giờ, ngành dược phẩm TC bao gồm những hoạt động như sau:
Do đó, dược khoa TC chia ra hai hướng chính, y khoa cổ truyền chuyên dùng dược thảo và y khoa hiện đại. Bịnh viện TC cũng cung cấp hai phương cách trị liệu trên.
Trên toàn quốc, hiện có khoảng 50 Đại học Dược khoa trong đó mỗi ngành y khoa cổ truyền và hiện đại chiếm vị trí ngang ngữa với nhau. Thời gian học là bốn năm với khả năng có thêm vài năm chuyên môn về Hóa học. Đa số sinh viên tốt nghiệp làm trong các dược phòng, hay lớn hơn nữa trong các bịnh viện dược khoa. Kể từ khi có cải cách kinh tế vào thập niên 1980 ở TC, ngành Dược TC phát triển không ngừng và chuyển qua sự xâm nhập của ngành Dược hiện đại cùng nhiều phương cách trị liệu hữu hiệu hơn cho một số bịnh.
Từ đó, người dược sĩ lần lần có khuynh hướng về nghiên cứu dược phẩm nhiều hơn thay vì làm những việc hàng ngày trong việc pha chế cho đúng cân lượng theo toa bác sĩ. Trong nghiên cứu, sự tổng hợp và tinh chế hóa (purification), cô lập hóa (isolation) các hoá chất hữu cơ dùng trong sản xuất dược phẩm được chú trọng nhiều hơn. Sau đó, đi sâu hơn nữa trong việc ổn định (stabilization) hóa chất, phương pháp thử nghiệm, và sau cùng tiêu chuẩn hóa hóa chất (standardization).
Một ngành nghiên cứu mới nữa là tính chấp nhận (tạm dịch từ danh từ “availability”) của cơ thể với nhiều dạng khác nhau của dược liệu; đề từ đó quyết định cân lượng của dược liệu áp dụng cho cơ thể. Song song, ngành tổng hợp protein và sản xuất vitamin hiện nay của TC cũng là một thách thức lớn cho thế giới.
Ở TC, từ năm 1997, Hội Dược khoa TC (Chinese Pharmaceutical Association- CPA) là hiệp hội lớn nhất cho ngành nầy quy tụ trên 3.000 cá nhân và nhóm nghiên cứu. Qua các nhóm nghiên cứu có thể kể thêm trên 105.000 thành viên. TC cũng có nhiều đại công ty phân phối dược phẩm trên toàn quốc, như công ty Sanjiu Enterprise Group có đến gần 10.000 địa điểm, với doanh số 157 triệu Mỹ kim; công ty China Nepstar với 5.000 địa điểm đạt doanh số 124 triệu, đại công ty Weisheng với doanh số hàng tỷ Mỹ kim….
Mức tăng trưởng hàng năm cho ngành nầy vào khoảng 16,7% trong vòng năm năm trở lại đây. Chính nhờ việc gia nhập vào WTO từ năm 2001, TC mới chính thức mở cửa cho nhà đầu tư ngoại quốc và thu hút thêm nhiều khoa học gia, nghiên cứu gia tiếp cận thị trường dược phẩm, trong đó có thể nói có mức tiêu thụ lớn nhất thế giới.
Về phía chính quyền, Cơ quan Quốc gia về Thực phẩm và Dược phẩm (NFDA) quản trị và kiểm soát hoàn toàn ngành dược của TC. Trước năm 1999, chính phủ TC ngăn cấm tư nhân sản xuất dược phẩm hay ký hợp đồng với công ty ngoại quốc. Đến tháng 10, 1999, NFDA mới điều chỉnh luật trên và thiết lập bộ luật về dược phẩm vào năm 2001, ngay sau khi gia nhập WTO. Từ đó ngành nầy mới phát triển với tốc độ phi mã. Tính đến nay, TC đầu tư gần 25 tỷ Mỹ kim cho việc xây dựng và nâng cấp các cơ sở nghiên cứu và sản xuất. Mức thu nhập ròng trong năm 1999 cho kỹ nghệ nầy là 24 tỷ Mỹ kim, và năm 2004 là 56 tỷ, và năm 2010 là gần 100 tỷ, và năm 2012 đạt trên 120 tỷ Mỹ kim.
Một loại dược phẩm khác, nói đúng hơn là các loại Vitamin thường dùng, hiện đang là đề tài lớn cho TC. Mỗi lần chúng ta ngậm một viên Vitamin C chẳng hạn, hầu như nơi sản xuất hóa chất nầy chính là TC. Chưa đầy một thập niên, TC cung cấp 90% thị trường Vitamin C ở Hoa Kỳ.
Kỹ nghệ Vitamin của TC gồm hơn 5.000 công ty sản xuất với 2 triệu dịch vụ thương mại đạt 2,5 tỷ Mỹ kim thương vụ trên thế giới năm 2006, và tăng lên 5 tỷ năm 2010. Dĩ nhiên, với một mức phát triển và sản xuất như trên, tệ nạn kém phẩm chất, chai lọ không xuất xứ, thiếu bảng phân tích hoá chất và cung cách sử dụng xảy ra nhiều hơn.
Một sản phẩm không kém quan trọng nữa ở TC là thuốc làm giảm cân đã được quảng cáo và bày bán khắp thế giới. Người tiêu thụ không thể nào phân biệt được thuốc thật hay thuốc giả cùng sản xuất từ TC và đã có nhiều vụ kiện tập thể (class action) về các loại thuốc nầy ở Hoa Kỳ. Hiện nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều nhập cảng thuốc trụ sinh hoặc kháng sinh, diếu tố (enzymes), và nhiều loại amino acid dưới dạng nguyên thủy (primary).
Kiểm phẩm hóa chất và dược phẩm Trung Cộng
Trong vòng năm năm trở lại, TC đã làm quốc tế e ngại về tính an toàn của sản phẩm xuất xứ từ Hoa lục.
Qua quá nhiều “sự cố” về mức an toàn của thực phẩm và dược phẩm TC, xảy ra thường xuyên hơn: vụ thức ăn gia súc TC bị nhiễm độc vào 4/2007, rồi kem đánh răng có chứa dimethylglycol và gần đây nhất thức ăn “há cảo” (2008) TC sản xuất qua Nhật Bản chứa nhiều dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật, thuốc bổ dành cho nam giới dùng thai nhi làm nguyên liệu đã bị khám phá ở Đại Hàn vào tháng 9 năm 2011 càng khiến thế giới gay gắt nêu vấn đề an toàn sản phẩm của TC.
Dù hiện tại chính quyền TC đang đặt trọng tâm nhiều hơn về việc kiểm soát an toàn sản phẩm để có thể đạt tiêu chuẩn quốc tế, trên thực tế, vấn đề càng trở nên phức tạp hơn qua nhiều yếu tố:
Có thể nói, cứu cánh duy nhất của nhà cầm quyền TC hiện nay là tạo ra của cải vật chất dưới bất cứ giá nào, và nạn nhân nếu có, dù là người dân trong nước hay người nước ngoài, cũng không làm thay đổi não trạng. Đây mới chính thực là nỗi lo chung của nhân loại ngày hôm nay.
Chúng ta còn nhớ cách đây năm năm, TC đã xử tử hình Giám đốc Cơ quan Quốc gia Thực phẩm và Dược phẩm qua vụ hối lộ 832.000 Mỹ kim của các nhà sản xuất để xuất cảng một số hoá chất và dược phẩm không an toàn ra thị trường ngoại quốc. Việc nầy có mục đích duy nhất là xoa dịu sự phản đối của thế giới hơn là giải quyết một cách rốt ráo các tệ trạng trong sản xuất của TC, vì các “xì căn đan” vẫn tiếp tục diễn ra với nhịp độ cao hơn và tinh vi hơn. Kỹ nghệ thực phẩm và dược phẩm của TC dưới mắt của những nhà quan sát quốc tế như Peter Kovacs, Cố vấn thực phẩm ở Nevada đã được phân chia ra 3 thành phần:
Các hóa chất và thuốc sản xuất tại Trung Cộng Nói về hóa chất và dược phẩm sản xuất tại TC, nếu trên thế giới có sự hiện hữu của bất cứ món hàng nào, chắc chắn món hàng đó sẽ hay đã được sản xuất tại TC và sản xuất với một số lượng lớn. Dĩ nhiên về phẩm chất, chúng ta cần phải xét lại. Hàng nhái, hang dỏm không thiếu. Thuốc giả thuốc thiệt sản xuất “à la Chinoise” tràn ngập khắp nơi…
Dưới đây xin liệt kê một số hóa chất hay thuốc tây TC đã sản xuất với số lượng dùng cho nhu cầu toàn cầu, để từ đó chúng ta nhận định được cung cách làm ăn của TC.
Với mức độ sản xuất quy mô như kể trên, và với hệ thống kiểm phẩm và an toàn vệ sinh còn lỏng lẻo, thử hỏi các tạp chất (by-product) còn sót lại trong thành phẩm sẽ là một nguy cơ không nhỏ, nhứt là trong lãnh vực kỹ nghệ bảo quản thực phẩm.
- Con đường tơ lụa nguyên thủy từ lục địa TC qua Nội Mông, Tân Cương (East Turquistan), Pakistan, Afghanistan, các quốc gia Đông Âu, rồi Tây Âu, - Con đường thứ hai đi thẳng qua Liên bang Nga rồi đổ hàng vào Tây Âu. - Con đường thứ ba qua Miến Điện (Myanmar) rồi xuống Đông Nam Á, xuyên qua Ấn Độ dương để qua Nam Phi châu. Từ đó, ngược miền Bắc lên Tây Phi châu để rồi xuyên Đại Tây dương lên các quốc gia Caribbe. Sau cùng diểm đến vẫn là Hoa Kỳ và Canada, - Và một con đường mới mở sau nầy, là đường chuyển vận từ Liên bang Nga qua nước Trung Mỹ và tiến vào Hoa Kỳ.
Tổng kết lại, Hoa Kỳ chính là quốc gia tiêu thụ nhiều hơn tất cả những mặt hàng nhái, hàng dỡm, các loại thuốc men, hay hóa chất dùng trong kỹ nghệ. Các số liệu sau đây cho thấy mức xâm nhập và tỷ lệ các mặt hàng từ TC đến Hoa Kỳ trong năm 2010: - Thuốc lá 21%, - Sản phẩm điện 19%, - Sản phẩm điện tử 18%, - Dược phẩm 13%, - Đồ dùng thể thao 8%, - Mắt kiếng 7%, - Và linh tinh 14%. Vì mức trầm trọng của vấn đề, hầu hết trong mọi trao đổi, hay hội họp, Hoa Kỳ luôn khuyến cáo TC đặt trọng tâm vào an toàn vệ sinh và phẩm chất… nhưng, tất cả đối với TC đều như “nước đổ đầu vịt” hay “nước đổ lá môn” mà thôi.
Có thể nói, kỹ nghệ hóa chất và dược phẩm TC được chia ra làm hai nhóm chính:
Rất tiếc, hai lổ hỏng trong luật lệ Hoa Kỳ là không cần niêm yết các nguyên liệu có xuất xứ từ nguyên gốc trong sản xuất trên các nhãn ghi thành phần hóa chất; cũng như mọi thành phẩm dùng 50% nguyên liệu từ Hoa Kỳ có thể để nhân hiệu là “Made in USA”…do đó gian thương có thể đánh lận con đen với người tiêu thụ tại quốc gia nầy.
Đặc biệt, trong một phát biểu gần đây, Trưởng Văn phòng Đại diện của Tổ chức Y tế Thế giới WHO tại TC, Ts Henk Bekedam, cho rằng:”Các dược phẩm của TC dùng trong việc chữa trị bịnh bất lực, làm giảm cân, cùng tất cả dược phẩm giả bày bán trong các cửa tiệm là MỘT TỘI ÁC.
Thái độ của người tiêu dùng Như đã nói ở phần trên, chúng ta, người tiêu thụ sản phẩm TC hiện tại, từ đồ chơi cho trẻ em, đến hầu hết vật gia dụng trong nhà bếp hay dụng cụ trang trí, từ thức ăn tươi, khô, đến những món “cao cấp” như yến, sâm nhung chẳng hạn, từ viên thuốc cảm cúm cho đến các loại thuốc trị liệu nhiều bịnh rất phức tạp... tất cả những sản phẩm trên có thể gây nguy cơ bất ngờ và bất cứ lúc nào cho chúng ta. Mọi đề phòng hầu như bất lực, ngoại trừ hoàn toàn tẩy chay sản phẩm có mang nhãn hiệu “Made in China” “Made in RPC”, nhưng điều đó không thể xảy ra được.
Nhưng cũng không hẳn chúng ta hoàn toàn “miễn nhiễm” hội chứng TC đâu, vì còn biết bao nhiêu hàng nhái, hàng giả không nhãn hiệu hay có nhãn hiệu dưới một thương hiệu khả kính như Colgate (trong vụ kem đánh răng giả), Cà phê Starbuck, M&M, Nestle, Coffee-mate, Pizza Hut, Maxwell House,v v… tất cả đều có xuất xứ từ TC!
Thế giới đã biết và biết rất rõ não trạng cùng cung cách làm ăn của TC. Thế mà vẫn cho quốc gia nầy gia nhập vào WTO từ năm 2001 mặc dù TC không hội đủ tiêu chuẩn về nhân quyền, hệ thống kinh tế còn khép kín dưới hình thức quốc doanh, chưa có sự trong sáng trong nhiều quyền căn bản của người dân theo tiêu chuẩn của Liên Hiệp Quốc. Điều sau cùng dưới đây đã chắp cánh cho TC có thể ngang nhiên vi phạm những điều đã hứa và phê chuẩn khi gia nhập. Chẳng những thế, họ còn ngang nhiên an nhiên tự tại hơn nữa nhờ chiếc ghế đặc quyền phủ quyết trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Một vài quyết định gay gắt trong quá khứ của các quốc gia trên thế giới nói lên mối quan tâm trước vấn nạn hàng già, hàng nhái của TC:
Những sự kiện điển hình trên có thể cho chúng ta liên tưởng đến thái độ và phản ảnh cung cách ứng xử của thế giới trước những vi phạm về an toàn hóa chất và dược phẩm cùng hàng nhái, hàng giả của TC trong thời gian gần đây chăng?
Riêng tại Hoa Kỳ, truyền thông và dư luận bắt đầu nhập cuộc ngay sau khi khám phá kim loại độc hại như Chì (lead) và Thủy ngân (Mercury) trong đồ chơi trẻ em và thức ăn cho chó mèo bị nhiễm độc năm 2007. Báo chí khắp nơi khuyến cáo người tiêu thụ tẩy chay hàng hóa TC. Gần đây nhứt, một Xướng ngôn viên nổi tiếng của hệ thống truyền hình quốc gia ABC, Bà Diane Sawyer đã tung ra chiến dịch:
Boycott K9 Killers! Boycott K9 Commie Red Support MADE IN USA
Chiến dịch bắt đầu từ ngày 1/6/ đến 30/6/2011, và tiếp tục tháng 8 và tháng 9 năm 2013 trong đó kêu gọi người tiêu thụ tại Hoa Kỳ hãy vất bỏ tất cả hàng hóa sản xuất tại TC trong nhà với lập luận: “Nếu mỗi người Mỹ chỉ cần tiêu xài thêm $64 hàng hóa sản xuất tại đất nước nầy trong năm nay (2006), chắc chắn sẽ có thêm 200.000 công việc ngay tức khắc!”.
Hoặc: “Nếu 200 triệu người Mỹ từ chối mua $20 hàng hóa TC, chắc chắn sẽ có hàng tỷ Mỹ kim thuận lợi về phía Hoa Kỳ trong cán cân thương mại Mỹ - Trung.”
Từ đó, sẽ làm thiệt hại 8% hàng xuất cảng của TC sang Mỹ; và điều nầy sẽ làm cho TC xét lại tính ngạo mạn (arrogance) và cung cách làm ăn bất chấp luật lệ của mình!
Đặc biệt, gần đây nhứt, trước sự phản kháng của hầu hết các quốv gia trên thế giới, TC “bắt đầu” chiến dịch truy lùng và bắt những nhà sản xuất và gian thương buôn bán hàng giả và hàng nhái với quy mô toàn cầu…mặc dù họ trước đây đã làm ngơ hay âm thầm cổ súy cho việc làm ăn dối trá nầy.
Vào ngày 4/10/2011, TC đã cho bố ráp 117 nhà bào chế thuốc tây tại vùng tỉnh Hồ Nam và bắt 114 dược sĩ cùng trị giá thuốc bị tịch thu lên đến 65 triệu Mỹ kim. Ngay sau đó, TS Fake Corrigan, chuyên viên và là Đại diện của FDA Mỹ vội bay qua TC và khuyến cáo quốc gia nầy cần chấm dứt việc sản xuất thuốc giả, thuốc lậu cùng chuyển tải ra tiêu thụ cùng khắp các quốc gia trên thế giới.
Chỉ vài ngày sau đó, ngày 18/11, một cuộc hành quân khác phối hợp với quân đội và cảnh sát gồm trên 18 ngàn người ở 29 tỉnh khác, bắt 1.770 người, tịch thu trên 315 triệu Mỹ kim, giá trị của hơn 100 nhản hiệu thuốc già khác nhau. Và từ đó cho đến nay (2013), hàng loạt nhiều tệ trạng tương tự vẫn tiếp tục xảy ra, nói lên tính cách bất lực của Cơ quan Quốc gia Thực phẩm và Dược phẩm TC.
Những tin tức vừa kể trên cho thấy, mặc dù thế giới phản kháng mạnh mẽ, nhưng TC vẫn chỉ làm xoa dịu phản ứng thế giới ngõ hầu giữ được “khách hàng” qua những hợp đồng chính thức cũng như những “con đường tơ lụa” nói ở phần trên. Kinh nghiệm cho Việt Nam Hẳn chúng ta còn nhớ, Việt Nam cũng trải qua quá nhiều kinh nghiệm trong quá khứ về hóa chất và dược phẩm TC. Xin nhắc lại một vài sự kiện “thương đau”:
Từ những sự kiện kể trên, chúng ta có thể nhận định và đề cao cảnh giác rằng Trung Cộng không những là mối nguy về chính trị, về việc xâm chiếm lãnh thổ, về kinh tế... mà mối nguy nguy hiểm nhất là mối nguy làm cho người Việt không còn khả năng đề kháng trước đàn anh nước lớn, cũng như trí tuệ của thanh thiếu niên trong tương lai sẽ bị hũy diệt không còn đủ thông minh để phát triển và khai mở Đất và Nước Việt Nam nữa.
Điều cảnh báo trên thiết nghĩ sẽ làm động não những người đang cai quản đất nước hiện tại nếu họ còn một chút nhứt điểm lương tâm.
Hy vọng những nhận định về sẽ không xảy đến cho tuổi trẻ Việt Nam trong tương lai.
TS.Mai Thanh Truyết Hiệu đính 10/2013 |