Phong thủy & Chánh trị

Source: email

Phong Thủy và địa chính trị ?

TQ=Trung tặc

Trần Thanh Vân – Nguyễn Thái Nguyên
Dân Quyền: Địa chính trị liên quan đến địa dư hình thế, đến địa lý và như thế chắc có liên quan đến phong thủy. Tuy vậy, xin độc giả lưu ý đến dấu “?” trong tiêu đề mà chúng tôi đặt ra cho 2 bài viết dưới đây. Chúng tôi xin đăng lại một bài viết của bà KTS Trần Thanh Vân và một lời bình của ông Nguyễn Thái Nguyên để bạn đọc tham khảo.
Vô đề cho năm mới
Trần Thanh Vân
Theo BVN
Sáng Mồng Chín Tết, trời Hà Nội hơi se lạnh, tôi hồi hộp mở trang Bauxite Việt Nam số đầu Xuân Giáp Ngọ, sau 9 ngày nghỉ Tết, một đợt nghỉ Tết dài chưa từng có.
Đọc rất nhanh bài “Trung Quốc giúp Hoa Kỳ chi trả chương trình Y tế, tàu sân bay Mỹ như thế nào?” của tác giả Rick Newman do Trần Ngọc Cư dịch, và như một phản xạ bản năng, tôi thấy cần thiết phải gửi đến bạn đọc Bauxite VN bài viết dưới đây, một bài viết tôi chuẩn bị đã lâu, nhưng vì cảm thấy chưa đầy đủ nên chưa muốn vội vã đưa ra
Đầu tiên, tôi đọc lời phi lộ của Bauxite VN và muốn tỏ ý đồng tình với lời khuyên rằng chớ nên quá tin tưởng dựa dẫm vào chú Sam mà phải nên tự mình trước, rồi sau đó hãy nhờ cậy bạn bè.
Những ngày cuối năm vừa qua, người Việt khắp thế giới sôi sục lên vì lễ kỷ niệm 40 năm TQ cưỡng chiếm Hoàng Sa. Ở Đức, ở Nhật thì sôi động, nhưng ở Hà Nội, ở Đà Nẵng, TP HCM thì lẻ tẻ, im lìm và chính quyền Hà Nội làm những trò thật hèn nhát trước vườn hoa Lý Thái Tổ, khiến nhân dân cả nước thấy xấu hổ và thương cho phận đớn hèn của họ.
Tại cuộc “Gặp gỡ bàn tròn Berlin – Washington DC – Boston”, tôi biết ở Washington DC, GS Ngô Vĩnh Long cũng bức xúc và rất buồn vì bị lạc lõng khi những người gọi là bạn hờ hững với mình.
Vậy hôm nay, tôi muốn nói một cách hết sức nghiêm túc về câu chuyện Biển Đông và trách nhiệm của chúng ta trước vận mệnh của đất nước.
Đầu tiên tôi muốn lý giải BIỂN ĐÔNG là gì?
Chúng ta quan tâm đến BIỂN ĐÔNG, vậy chúng ta đã thực hiểu BIỂN ĐÔNG chưa?
Là một KTS Cảnh quan, từng du học ở một nơi rất Á Đông là Trung Quốc và nơi nữa rất Phương Tây là nước Đức, tuy kiến thức trong tôi có pha trộn, nhưng tôi vẫn tập trung về cái đích là Địa lý cảnh quan của đất nước, của Đông Nam Á, của Châu Á, đặc biệt tôi tìm hiểu khá kỹ về “dòng chảy của địa hình trong quá trình kiến tạo vỏ trái đất” và hôm nay tôi muốn nói đến vấn đề chính trị thế giới từ góc nhìn của một phụ nữ đã nhiều năm nghiền ngẫm tìm kiếm, suy tư về phong thủy theo đề tài này.
Trở về với cụm từ “Dòng chảy địa hình”.
Xét về mặt Địa lý tự nhiên
Cách đây 10 năm, tôi bắt gặp và quan tâm đến một bài viết ngắn về Chiến tranh phong thủy và âm mưu ngàn năm của người Hán cùng tấm bản đồ cắt từ Wikimapia ra, hiện rõ lên một hình “Con Rồng” dài khoảng 7000 km, ôm trọn dãy núi Himalaya hùng vĩ đi từ đỉnh Everest cao trên 8800 m, qua Cao nguyên Tây Tạng và bờ Nam là Ấn Độ, Nepal, Bhutan, Mianmar… qua cao nguyên Vân Nam, rồi đến đỉnh Phan-xi-pang, qua các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, qua đỉnh Ba Vì Hà Nội… rồi trải xuống đồng bằng Bắc Bộ nước ta để đi xuống vịnh Hạ Long và cuối cùng kết thúc ở Vịnh Mindanao Philippines sâu 11000 m (xin xem bản đồ Địa mạch đính kèm).

Từ hình con Rồng này, tôi hiểu mạch đất cổ xưa nhất đi từ nóc nhà thế giới là đỉnh Everest xuống đáy sâu vịnh Mindanao, chênh nhau 20 km, là cột xương sống vô cùng rắn chắc, giữ cho hình hài trái đất không bị biến dạng.
Điều đó cũng cho biết các quốc gia ngoài biển đảo như Nhật Bản, Philippines, Indonesia, Malaysia, Singapore…. là phần nổi của đuôi con Rồng, cái đuôi có ổn định hay liên tiếp có động đất? Sóng thần? Đảo ngầm mọc lên? Hoặc có thành phố có dân cư bị chìm sâu xuống biển?…. Ít nhiều đều phụ thuộc vào đường xương sống thân con Rồng này.
Rõ ràng, tấm bản đồ World Map thì của thời nay mới có, nhưng cái tên Vịnh Hạ Long, Bạch Long Vĩ và nhiều đảo nhỏ có tên Long, Rồng… thì đã có từ thời xa xưa, điều đó chứng tỏ từ thời rất xa xưa con người đã biết về tầm quan trọng của Mạch đất này.
Hôm nay chúng ta đang đau đầu về hình lưỡi bò 9 đoạn của TQ vẽ ra và thái độ hung hăng trơ tráo của họ trên Biển Đông. Chúng ta cũng đang lo ngại quan hệ cộng sinh (Symbiosis) Mỹ – Trung Quốc… Nhưng chúng ta có nghĩ rằng đó chính là vì “Cái đuôi Rồng” đang bị xâm phạm nên nó đang quẫy rất mạnh?
Vậy muốn cho tất cả ổn định, muốn cho cái đuôi không quẫy nữa, chúng ta có cần củng cố “Thân con Rồng” hay không?
Vậy thân con Rồng đóng vai trò gì?
Rõ ràng về mặt địa lý, BIỂN ĐÔNG là một mục tiêu quan trọng mà cả thế giới đang quan tâm, nhưng đáng quan tâm không kém, theo sự hiểu biết của tôi, là cộng đồng dân cư trên 1 tỷ 500 triệu người sống trải dài trên thân con Rồng, trong đó phần đi qua nước VN ngót 500 km và dân số nước ta là 93 triệu người.
Xét về mặt dân tộc học
Lịch sử đã ghi nhận các dân tộc ở Bắc Á như các triều đại vua chúa của người Hán, người Mông Cổ của Thành Cát Tư Hãn và ngay cả dân tộc Mãn Châu nhỏ bé khi xưa… đều nuôi ý đồ bá quyền, muốn thôn tính các dân tộc Phương Nam, nhưng hễ gặp “gò cao” của thân con Rồng (tức dãy Himalaya và mạch chảy vùng hạ lưu) họ đều gặp sự chống trả quyết liệt và họ đều phải dừng lại.
TQ có cái mạnh và cái yếu gì?
Thật quái lạ, đặc điểm của chữ Hán tượng hình, đã giúp cho một số dân tộc có tiếng nói khác nhau, phong tục và gốc gác văn hóa khác nhau, đều có thể hiểu nhau nhờ chữ viết. Bởi vậy, 2000 năm trước, nhà Tần đã thống nhất được nước Trung Hoa rộng lớn, lúc đó người Hán thực chất không đông và cũng không mạnh. Trên quốc gia này, nội chiến luôn luôn xảy ra, họ từng bị đế quốc Nguyên Mông ở sa mạc xâm lược, rồi còn bị cả một dân tộc nhỏ bé là Mãn Thanh cai trị mấy thế kỷ liền, nhưng chữ Hán trở thành chữ viết của Triều Nguyên, rồi Triều Thanh, thậm chí vua Càn Long đã có lúc tưởng mình là người dân tộc Hán. Ngay cả mấy trăm triệu người sống trên dải đất bao la phía Nam sông Trường Giang từ tỉnh Vân Nam ở cực Tây, ra đến Thượng Hải ở cực Đông… thì đều là dân gốc Bách Việt bị họ gọi là người Hán Phương Nam.
Tôi còn nhớ những năm tháng sống ở Thượng Hải, đôi lúc tôi còn làm phiên dịch cho sinh viên mới đến từ Bắc Kinh. Người Thượng Hải dùng Hán văn và hiểu tiếng phổ thông (Bắc Kinh) nhưng có tiếng nói riêng, họ rất tự hào về cuộc sống văn minh của họ. Họ gọi người Bắc Kinh và các tỉnh phương bắc là “oai ty” (ngoại địa). Sau này tôi mới biết người các tỉnh Chiết Giang, Giang Tô, Hàng Châu, Quảng Châu và Hồng Kông… cũng có tâm lý đó.
Những vùng dân cư gốc Bách Việt này giàu có, thông minh, sản xuất ra nhiều của cải nuôi sống người phương Bắc. Nhưng cho đến tận bây giờ, những vùng dân cư gốc Bách Việt luôn có mầm mống cát cứ, muốn thoát ra khỏi sự thao túng của Bắc Kinh.
Còn cao nguyên Tây Tạng rộng lớn và đầy huyền bí ở phía Tây Bắc, và dân tộc Tân Cương nữa? Họ có chữ viết riêng, họ quyết không bị đồng hóa và họ luôn luôn cách biệt với người Hán.
Đầu thế kỷ 20, vào thời kỳ cách mạng Tân Hợi (1911), Tây Tạng vẫn là một quốc gia độc lập rất mạnh và họ không coi TQ là gì cả.
Chỉ từ khi nước CHNDTH thành lập, Mao Trạch Đông mới quyết tâm chiếm Tây Tạng và trên danh nghĩa, Tây Tạng chính thức trở thành một phần lãnh thổ của TQ từ năm 1959.
Nhưng, suốt nửa thế nay, Tây Tạng có thực sự quy phục TQ không?
Hiển nhiên là không.
Chính phủ lưu vong của Dalai Latma vẫn còn, vẫn có uy tín và dân Tây Tạng vẫn quyết tâm giành lại độc lập cho mình.
Gần như hàng năm, các cuộc đụng độ giữa Tây Tạng và Bắc Kinh vẫn luôn luôn xảy ra. Cạnh Tây Tạng, một khu tự trị Tân Cương rộng tới 1,6 triệu km2 cũng là một vùng đất bất kham, năm nào cũng xảy ra sự phản kháng và các cuộc đàn áp, khiến nhà nước TQ vẫn đang hết sức mệt mỏi đối phó.
Tôi cứ luôn luôn đặt câu hỏi: Tại sao ĐCS TQ sợ người Tây Tạng -Tân Cương? Tại sao họ tìm mọi cách khủng bố đàn áp những dân tộc đó? Thậm chí chỉ một nhóm người nhỏ nhoi đi tu Thiền gọi là phép Luân Công, họ cũng sợ và cũng quyết tiêu diệt?
Chỉ có thể nói: đất nước Trung Hoa lâu nay nay rất không ổn định và lúc này cũng sợ bị tan vỡ.
Trong bài “Tôi biết gì về Trung Quốc” viết năm 2009 mà Bauxite đã đăng, tôi đã phân tích:
- Về mặt Kinh dịch, nước TQ có hình một quẻ Chấn, quẻ sấm sét, nó có thể nổ tung bất cứ lúc nào.
- Về mặt hình thể, các con sông chạy ngang, xếp các lớp đất đai và sông ngòi theo hình một chiếc bánh sandwich, đó là một cấu trúc không bền vững, rất dễ bị trôi trượt.
Vậy bao giờ quẻ chấn này nổ tung?
Thật vui, trong mục thư giãn cuối tuần trên Bauxite, ngày 15/8/2010, bài “Giấc mộng báo điềm gì?” tôi dự đoán đó là vào năm 2014, khi con ngựa vàng Sa Trung Kim bay xuống thì con ngựa gỗ Dương liễu mộc ứng với chủ nghĩa Hồ Cẩm Đào sẽ đổ xuống Đập Tam Hiệp và bị dòng nước cuốn trôi đi.
Tất nhiên tôi đã dùng cách diễn đạt “vui đùa” này, nhằm làm giảm tính nghiêm trọng và tính huyền bí của trò bói toán.
Nhưng về mặt khoa học, đây là một thực tế khách quan, không một ý chí nào, không một tham vọng nào có thể thay đổi được. Tất nhiên về thời gian, không ai khẳng định được, nhưng sớm muộn thì ngày đó sẽ đến.
Và quan trọng hơn cả, chủ nghĩa bá quyền Mao Trạch Đông đẻ ra quái thai là Đảng Cộng Sản TQ thì nó chỉ lôi kéo được quần chúng trong thời giành độc lập, nay thời kỳ đó đã qua, thì dù có ngụy trang bằng bất cứ thứ bánh vẽ nào, nó cũng thối rữa và tan nát mà thôi.
Tóm lại ta có thể nghĩ từ lâu người Mỹ đã gặp khó khăn và nợ nần TQ, nên họ đã có thái độ nước đôi hòa hoãn với TQ, để cho VNCH mất Hoàng Sa năm 1974 cũng vì khó khăn đó. TQ giống như tên địa chủ Hoàng Thế Nhân của phim Bạch Mao Nữ khi xưa, một tên địa chủ rất giàu có nhưng bản thân hắn vẫn sống thiếu thôn, người thân và gia nhân của hắn vẫn đói rách.
Các nước láng giềng ở phía Tây Nam dãy Himalaya như Ấn Độ, Nepal, Bhutan, Mianmar… Nhà nước TQ tuy đã hết sức nỗ lực, nhưng chưa bao giờ TQ làm chủ được sườn núi phía Nam này và ngày càng thấy họ đang bất lực trong mọi âm mưu thôn tính.
Ngay cả tại Myanmar, một nước nghèo và rất lạc hậu, thì nay bỗng nhiên họ đã thức dậy sau một giấc ngủ dài, khi ông tổng thống độc tài Thein Sen và bà chủ tịch đảng đối lập Aung San Suu Kyi bắt tay nhau.
Điều đó chứng tỏ lực lượng tiềm ẩn ở khu vực này vô cùng lớn. Tổng dân số của các quốc gia này hiện đã đông hơn TQ và đang áp đảo TQ, chỉ riêng Ấn độ hiện có 1.241 triệu dân và Pakistan có gần 200 triệu.
Họ mạnh nhưng họ không ngạo mạn hung hăng như TQ.
Còn dân tộc VN chúng ta?
Lịch sử đã ghi lại bao cuộc xâm lăng không ngừng nghỉ và quá trình đồng hóa các dân tộc Bách Việt ở phía Nam sông Trường Giang, của người Hán, nhưng khi đến Đồng bằng Bắc Bộ nước ta, có thể họ có thành công đôi lúc, đôi nơi, nhưng cuối cùng họ đều thất bại.
Trong thế kỷ 20, chủ nghĩa Karl Marx không tưởng và nhà nước Xô Viết của Lenin là cái bánh vẽ đã lừa được một số nhà yêu nước người VN để họ lập ra ĐCS, nhưng đến nay, khi Liên Xô đã tan tành, thì tôi nghĩ ở VN cũng sẽ như TQ, chẳng bao lâu nữa ĐCS sẽ biến mất. Điều đó khẳng định sự biến đổi lớn sẽ đến với VN, chưa nói tới sự xuất hiện chữ Quốc ngữ đang được hoàn chỉnh trong thế kỷ thứ 20 sẽ không bao giờ tạo điều kiện cho TQ thực hiện được âm mưu xấu nào nữa.
Nhưng ta không thể để cho nước chảy bèo trôi.
Ta phải làm gì?
TA CẦN KHAI THÁC LỢI THẾ CỦA THÂN DƯỚI CON RỒNG ĐI QUA VIỆT NAM, TRƯỚC KHI ĐI XUỐNG BIỂN.
Đây là phần quan trọng nhất mà tôi muốn nói hôm nay.
Con đường đi từ đỉnh Phan-si-pang, qua các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, đến Hà Nội, Hải Phòng Quảng Ninh rồi đến Vịnh Hạ Long, tổng chiều dài hơn 500 km, con đường này khi xưa đi lại rất chật vật, khó khăn, nhưng các dân tộc ở đây đã qua lại giao lưu, cụ thể là tại Lào Cai, Yên Bái, thậm chí ngay tại Ba Vì đã có người gốc Tây Tạng sinh sống lâu đời.
Hôm nay con đường Cao tốc Xuyên Á đi từ Vân Nam xuống Hải Phòng đã sắp hoàn thành, rút ngắn thời gian đi lại chỉ còn chưa đầy một nửa (xem sơ đồ trục giao thông).
Đây là một con dao hai lưỡi.
Có người lo ngại cho rằng lợi dụng con đường này TQ thực hiện âm mưu tấn công Việt Nam nhanh hơn? Có thể là vậy.
Nhưng mặt khác, ta cần hiểu rằng, hằng ngàn năm trước, các dân tộc sống dọc triền núi này đã có liên lạc qua lại với nhau, thì nay nếu ta nối giao thông giữa các dân tộc này lại, họ bắt tay nhau dễ dàng, họ ra Biển Đông dễ dàng, giá trị tích cực sẽ tăng lên rất lớn.
Về một giá trị phong thủy huyền bí
Trong cả năm 2013, tôi bắt đầu chuyên tâm nghiên cứu Hồ Thác Bà ở hai huyện Lục Yên và Yên Bình, tỉnh Yên Bái. Cái hồ này dài 80 km, rộng trên 10 km, diện tích 23.400 ha, được gọi là Vịnh Hạ Long giữa rừng đại ngàn.
Từ xưa người trong nước và khách thương nước ngoài đã biết đây là kho vô tận của đá quý – Đá Rubi còn gọi là đá Phong thủy để chữa bệnh. Hiện có rất nhiều người đến đây mua những hòn đá đắt tới tiền triệu USD.

Điều mà tôi quan tâm hơn cả là bên bờ hồ có núi Cao Biền.
Kỳ lạ là trong cuốn Tấu thư địa lý kiểu tự mà Cao Biền gửi về trình vua Đường Trung Tôn từ thế kỷ thứ 9, thì không có một địa danh nào Cao Biền nhắc đến vị trí này. Nhưng tên NÚI CAO BIỀN thì lại được ghi trong bản đồ địa hình quốc gia. Tôi cử người đến Bộ Tài nguyên Môi trường mua 7 mảnh bản đồ địa hình. Và sau một năm mày mò, tôi có các tư liệu cần tìm.

Núi Cao Biền cao 508,7 m ở phía bắc Nhà máy Thủy điện chừng 10 km.
Ngày 10/10/2013, đoàn khảo sát do tôi cử đến nhờ người dẫn đường leo lên đỉnh ngọn núi này. Dưới chân núi là bản làng dân tộc Cao Lan. Cả huyện Yên Bình chỉ có 7000 dân sinh sống. Tôi không rõ nhóm dân cư này sống ở đây từ bao giờ và tại sao họ lại lấy tên là Cao Lan? Họ sống khá văn minh, có chữ viết và họ thờ ông Cao Biền như thờ cụ Tổ nhà mình.
Khi đoàn khảo sát của chúng tôi đến, họ đón tiếp tử tế, cho ngủ lại một đêm, sáng hôm sau họ chuẩn bị sẵn xôi gà và trái cây, hương hoa đồ lễ. Đường đi có bậc đá, nhưng bị cây cối phủ kín, họ cử 2 thanh niên đi phạt núi mở đường.
Họ dẫn đoàn khảo sát lên đỉnh núi, đó là một bãi đất phẳng, đặt đồ lễ ngay tại bờ giếng nước nơi ông Cao Biền đã từng sống và đã sử dụng nước trong giếng này.
Sơ bộ, chúng tôi có thể tạm kết luận rằng nơi này vẫn được giữ nguyên trạng như 1200 năm trước. Có điều, Cao Biền không báo cáo vùng thung lũng này với vua Đường, nhưng lại giao nhiệm vụ cho người của mình trông nom bảo vệ.
Người dân Cao Lan này không phải người gốc Việt mà được Cao Biền đưa từ Tây Bắc về. Điều đó chứng tỏ nơi này đã được Cao Biền chọn cho riêng mình và giấu vua Đường như một số sách cổ đã ghi.
Phát hiện mới ra đề xuất mới?
Trong sử sách, Cao Biền được phái sang đất ta đi tìm các huyệt quý để yểm, hòng tiêu diệt hiền tài của nước ta. Ông ta đã tìm ra 632 huyệt chính, huyệt phát vương và 1517 huyệt bàng, huyệt phát quan và đã cố yểm nhưng không yểm được. Đến đời nhà Minh, Hoàng Phúc lại được Minh Thành Tổ sai mang cuốn Tấu thư đó sang ta để tiếp tục yểm phá hòng biến nước ta thành quận huyện của họ, nhưng không thành.
Vậy tại sao Cao Biền coi trọng huyệt quý này? Chắc là vì “huyệt” này là một cái thung lũng quá lớn, đá rubi giá hàng triệu USD mà người ta vẫn trao đổi mua bán chỉ là những viên “đá vụn” rời ra khỏi khối nham thạch cổ kéo dài hàng chục km theo triền dòng sông Chảy. Biết không thể phá được thì ông ta giữ lại làm vương quốc cho mình.
Từ phát hiện đó, tôi nghĩ phải khai thác lợi thế nơi đây trong công việc đào tạo con người mới, để thoát ra khỏi những luẩn quẩn, đã ám ảnh mấy thế hệ dân ta từ hàng ngàn năm nay.
Đã 3 lần chúng tôi đã mời những chuyên gia khác nhau đến khảo sát về Trường lực Địa khí của nơi này. Kết quả thu được khá khả quan:
- Đỉnh núi, nơi Cao Biền đã ở, đo được 20.000 Bovis,
- Hàng nghìn hòn đảo phía đối diện đạt 14.000 đến 17.000 Movis.
Tôi cũng đã dẫn các Thiền sư từng tu nghiệp ở Tây Tạng và Ấn Độ nhiều năm và cả một số Thiền sư Tây Tạng, đến để khảo sát trực diện về Thiền và cũng kết luận rằng vùng hồ này có khả năng rất tốt cho hoạt động Thiền chữa bệnh, Thiền du lịch, các hoạt động nghiên cứu phát triển não bộ và trí tuệ…
Ai đã đọc các tài liệu nói về ngành Y khoa bổ sung: MBSR (Mindfulness Based Stress Reduction) mà thế giới hiện đại, đặc biệt là Mỹ đang rất coi trọng thì hiểu rõ vấn đề này.
Đây là ngành khoa học cổ Phương Đông, nhưng ở Phương Tây đã được Cullen nói đến vào năm 1776 và tới năm 1936 thì GS Hens Selye Canada, người sáng lập Viện chống stress ở Montreal chính thức nhắc tới và đến năm 1970. Ở Mỹ, tại Đại học Massachusettes, GS Jon Kabat – Zinn chính thức ứng dụng và hiện đang rất coi trọng.
Song, cái mà tôi muốn nói về Hồ Thác Bà rộng 23.400 ha với 1300 hòn đảo , có chiều dài 80 km và chiều rộng trung bình gần 30 km không phải chỉ là lợi thế về phong thủy cho các hoạt động y khoa, chữa bệnh, du lịch và kinh tế chung chung… Điều tôi muốn nói là “Thung lũng rộng lớn như một Vịnh Hạ Long giữa rừng đại ngàn” này là một vùng trũng tụ khí của Dòng chảy địa mạch đi từ nóc nhà thế giới là đỉnh Everest xuống, trước khi ra Vịnh Hạ Long để xuống Biển Đông.
Tôi nghĩ đến một nơi tụ tập, một đại bản doanh của cộng đồng Đông Nam Á bàn về chiến lược phát triển.
Nếu tính cả Đông Nam Á thì trên 1,6 tỷ đã nói ở trên, còn có thêm 500 triệu người các quốc gia ngoài hải đảo như Nhật, Philippines, Malaysia, Indonesia…
Cộng gộp lại, nếu có giải pháp để nắm tay nhau, có đại bản doanh để ra tiếng nói chung, nếu có một cơ quan đại diện như một ASIAN INSTITUTE chẳng hạn, thì cộng đồng dân cư trên 2 tỷ người trong đất liền và ngoài khơi này có mạnh và có đáng sợ hay không? Và lúc đó Mỹ có còn e sợ Trung Quốc nữa không? Chắc là không đâu.
Ngày 1/7/2013 chúng tôi đã đến làm việc với ông Phạm Duy Cường, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái và tôi đã trình bày ý tưởng Dự Án có tên THÁC BÀ- VƯỜN TRI THỨC VÙNG TÂY BẮC và ngày 24/7/2013 chúng tôi đã nhận được văn bản trả lời của ông chủ tịch ký, ủng hộ đề xuất của chúng tôi và đề nghị chúng tôi chủ động nghiên cứu và tìm nhà đầu tư.
Tất nhiên, để có các nhà đầu tư vào cuộc là phải có thời gian và phải có những thay đổi về cơ chế mới thu hút được người có tiền chịu chi tiền vào đây.
Việt Nam hiện nay đang rất không được tin cậy trên trường quốc tế, nhưng vị trí này của VN lại rất quan trọng, nên tôi vẫn muốn khéo léo khơi gợi công việc lên, dù là nhỏ.
1- Một việc nhỏ nhưng có tính thời sự là khi ông Phó TT Nguyễn Xuân Phúc từ Mỹ về hồi cuối tháng 8/2013, tôi gợi ý với tỉnh Yên Bái xin nâng cấp Trại cai nghiện Ma túy của Yên Bái đã có trên Hồ lên thành trại cấp quốc gia để nhận sự giúp đỡ của Mỹ.
Tỉnh Yên Bái đã đề nghị, đã được chấp nhận và hiện đang thi công mở rộng.
Đây là công trình chữa bệnh não và giáo dục tuổi trẻ, vừa nhân đạo, vừa có giá trị kinh doanh
2 – Đề xuất xây dựng Đại bản doanh có tên ASIAN INSTITUTE ?
Vào một ngày cuối năm 2013, nhân 40 năm kỷ niệm quan hệ Việt Nam – Nhật Bản, anh Nguyễn Phú Bình, nguyên Đại sứ VN tại Nhật, phối hợp với ông Ogawa Hiroyuki, Tổng thư ký Hội hữu nghị Nhật Việt, người đã đến VN 45 lần trong 12 năm qua, cùng tổ chức một Hội thảo KH về Dự đoán tương lai – Future Prospect do GS Nhật Sakae Tanaka trình bày.
Trong bữa cơm chiều hôm đó, tôi nói với 2 ông Ogawa và Tanaka về tầm quan trọng của Con Rồng Châu Á liên quan đến sự ổn định của các nước ngoài đảo khơi như Nhật, như Philippines… và sự cần thiết có một vị trí thích đáng nằm trên Hồ Thác Bà để những người cùng có mối quan tâm đến Đông Nam Á, có thể ngồi lại với nhau để ra những chủ trương có tầm chiến lược phát triển cho Đông Nam Á.
Tôi nói quan hệ 40 năm VN – Nhật Bản chỉ là mở đầu để xóa sạch hận thù xưa, quan hệ sắp tới sẽ quan trọng hơn mà Hồ Thác Bà của chúng tôi sẽ là nơi chúng ta ngồi bên nhau bàn về chiến lược phát triển, đồng thời nơi đây là một địa điểm quý cho các chuyên gia Nhật phát triển những thành tựu về khoa học thực phẩm và y tế.
Trong tất cả các mối quan hệ liên quan đến cộng đồng quốc tế, tôi nghĩ đến mối liên minh Châu Á và Đông Nam Á nhiều nhất, trong đó đặc biệt tôi nghĩ đến quan hệ Việt Nam và Nhật Bản, gần 70 năm kết thúc hình ảnh “Phát xít Nhật phá lúa trồng đay” và 40 năm quan hệ ngoại giao chắc đã đủ cho nhân dân hai nước thấy sự cần thiết bắt tay nhau thật chặt để bổ sung và hỗ trợ lẫn nhau?
T.T.V.
PHONG THỦY VÀ QUỐC VẬN
Nguyễn Thái Nguyên
(Góp lời bàn nhân đọc bài viết của bà Trần Thanh Vân về Phong Thủy)
Tôi không biết bà Trần Thanh Vân, nhưng qua bài viết này thì có thể hiểu đây là một nhà khoa học nghiêm túc, có tầm hiểu biết khá rộng và rất tâm huyết với vận mệnh của đất nước. Nói theo cách của lớp trẻ thời nay thì cũng là những người được xếp vào “sách đỏ”, tức là đang có nguy cơ tuyệt chủng rồi đấy. Đáng tiếc, trong hàng ngũ lãnh đạo bây giờ, lấy ai là người có chút hiểu biết về những vấn đề rất hệ trọng như Phong thủy, Dịch lý hay Thái ất Cửu cung(*) mà các cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn, Nguyễn Trãi, La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp… đánh giá rất cao. Trong tác phẩm “Thái Ất dị giản lục” viết vào năm 1767, đời vua Cảnh Hưng, cụ Lê Quý Đôn khẳng định rằng: “Làm tướng mà không biết sách ấy thì sẽ mờ tối ở chỗ đánh hay giữ, tiến hay ngừng, không lấy gì mà quyết đoán các nghi mưu khi ra trận tuyến. Làm Tể tướng mà không biết sách ấy thì sẽ sai lầm ở sự động hay tĩnh, cất lên hay đặt xuống, không lấy gì để quyết đoán những nghị luận lớn trong triều đình. Đó là bản ý của kẻ ngu này khi biên soạn sách”. Thế mới biết làm quan thời xưa khó hơn bây giờ biết nhường nào và sao thủa ấy nền học vấn nước nhà có lắm “kẻ ngu” như cụ Lê Quý Đôn vậy!
Ai cũng biết người TQ, bất cứ thời đại nào thì cũng chưa bao giờ từ bỏ âm mưu tìm mọi cách kìm hãm sự phát triển của nước ta. Đứng riêng về mặt phong thủy mà nói thì đất nước Việt Nam là cái hình thế duy nhất ngăn chặn được mưu đồ bành trướng của Trung Hoa xuống phương Nam, phương duy nhất mà Trung Quốc còn có thể mở mang để xây mộng đại bá. Qua nhiều triều đại, chí ít cũng từ thời nhà Đường đến nay, người TQ hiểu rất rõ những giá trị linh thiêng đã kết tụ trên dải đất Việt Nam, không hề thua kém so với phương Bắc nếu để thuận theo lý của trời đất đã kiến tạo nên nó.
(*) Thái Ất Cửu cung là một môn chiêm tinh thuộc tổ hợp “Bàng Môn tá”: Kỳ môn Độn Giáp (có Bát trận đồ nổi tiếng trong Tam quốc diễn nghĩa); Thuật Lục Nhâm (dùng 6 Nhâm trong vòng “Lục thập Giáp tý” phân thành 64 khóa rồi chế ra Thiên bàn, Địa bàn dùng cho việc bói toán được đánh giá là “thần diệu”; Thái Ất Cửu cung, tức một cách gọi khác tên của sao Bắc cực (Thái Nhất), dùng Thái Ất với tư cách là “Trung cung Đại đế” liên hệ với Cửu cung… để dự đoán cát hung. Các nhà hiền triết xưa cho rằng ai mà hiểu biết được cả 3 môn này là bậc thần thánh sống (Tinh thông tam thức nãi vi thần)
Chính vì lẽ ấy mà một trong những mưu đồ kìm hãm để “thuần hóa” xứ An Nam là họ luôn tìm cách trấn yểm các địa huyệt quan trọng hoặc cắt đứt long mạch linh thiêng của đất nước ta. (Xin tạm hình dung các Long mạch chủ dưới đất cũng như động mạch chủ trong cơ thể của con người và hơn thế, nó không chỉ vận chuyển “máu” để nuôi cơ thể mà còn là những trục chính vận hành của lục khí, ngũ vận, âm dương, ngũ hành… tức khí thiêng của trời đất, vũ trụ).
Nếu để ý chúng ta sẽ thấy một tình hình: Người TQ hơn ai hết đã và đang ra sức thúc ép và “giúp đỡ” chúng ta đầu tư để nâng cấp 3 tuyến đường chính lên biên giới phía Bắc: Đi Lạng Sơn, đi Hà Giang và đi Lào Cai, trong khi con đường huyết mạch nhất là Quốc lộ 1A từ HN đi các tỉnh cực Nam của tổ quốc thì chỉ mới đầu tư để “nâng cấp” nham nhở từng đoạn ngắn làm cho việc đi lại từ Bắc vào Nam và ngược lại trong mấy chục năm qua hết sức khó khăn bế tắc. Chuyện vì sao TQ thắng thầu hầu hết các dự án lớn của nước ta, tôi đã có dịp phân tích trong một bài viết về Triết lý bành trướng Đại Trung Hoa. Các dự án làm đường lên biên giới thì đương nhiên TQ cũng là những người “trúng thầu” nhiều đoạn nhất và họ luôn là các nhà thầu dây dưa, trễ hạn, ăn ở lâu nhất trên các trục đường mà họ đã trúng thầu. Cũng có thể có những ý đồ quân sự nào đó như sự lo ngại của một số các anh chị, nhưng tôi không nghĩ đó là mưu đồ chính bởi vì trong chiến tranh, đường giao thông thuận lợi không chỉ thuận lợi riêng cho bên nào, càng không dành riêng sự thuận lợi đó cho “các vị khách” không mời mà đến từ phương Bắc. Người TQ đã và đang làm đường và làm những gì trên 3 tuyến đường này, nhất là những nơi họ cắm trại, đóng quân thì chỉ có các ông chủ của họ mới biết còn lãnh đạo ta, từ TW đến địa phương chắc chắn không ai biết, nói đúng hơn chẳng ai quan tâm đến những vấn đề mà các nhà “duy vật” Mác – Lênin thường cho là “mê tín dị đoan”. Vả lại những chuyện này cũng không mang lại tiền bạc thì quan tâm để làm gì. Theo tôi, không loại trừ khả năng những “công nhân” thời đại Hồ Cẩm Đào, Tập Cận Bình đang làm cả những công việc mà tổ tiên họ đã làm dang dở hoặc chưa thành công vì thời các nhà phong thủy lừng danh như Cao Biền (nhà Đường), Hoàng Phúc (nhà Minh) chưa có quan hệ “đồng chí 4 tốt” tin cậy, gắn bó như bây giờ. Thủa ấy, nước ta có những bậc cao Tăng, cự Nho không những đọc được mưu đồ đen tối của các nhà phong thủy của TQ mà còn biết rất rõ họ đã làm gì, ở đâu để sau đó hóa giải nó một cách chính xác hiệu quả.
Như nhiều anh chị đã biết, từ thế kỷ VIII, một Thiền sư của nước ta có pháp danh Định Không (730-808) thuộc phái Mật tông đã nhìn rõ mạch Long khí đổ từ hướng Tam Đảo về quê ông, vì một lý do thần bí nào đó, ông đã đổi tên địa danh này là Cổ Pháp, rồi căn dặn các đệ tử là Đình Hương, Thông Thiện phải biết canh giữ mảnh đất kết phát này vì đây sẽ là nơi phát tích bậc chân nhân Thiên tử. Thiền sư Thông Thiện đã ghi lại lời dặn của thầy lên Tháp Lục tổ và nói lại với đệ tử của mình là La Quý An (852-936) những di chúc hệ trọng ấy. Sau đó, chính Thiền sư La Quý An là người đã hóa giải và gỡ bỏ 19 điểm trấn yểm của Cao Biền trên tuyến long mạch linh thiêng này để có sự ra đời của Lý Công Uẩn và triều đại nhà Lý hưng thịnh sau đó. Đến thời nhà Minh, một nhà phong thủy khác của TQ là Hoàng Phúc, đỗ tiến sĩ, từng làm đến chức Thượng thư của nhà Minh, giữ việc Bố chánh và Án sát thời đoạn nhà Minh cai trị nước ta (1407-1428) được cử sang Việt Nam cũng không ngoài mục đích làm tiếp những việc mà triều đình phương Bắc biết Cao Biền đã làm, đã ghi chép cụ thể thành sách về các long mạch, địa huyệt quan trọng ở Việt Nam nhưng không trấn yểm được.
Đến thời Hoàng Phúc, ông ta đã làm được những gì và phía Việt Nam ai biết, ai hóa giải hay không thì không thấy có tài liệu nào ghi cụ thể. Chỉ biết nhìn trên tổng thể suốt chiều dài lịch sử từ thế kỷ XV trở đi thì nơi phát tích ngôi vương không còn ở phía Bắc như thời Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần nữa mà chuyển dịch vào Thanh Nghệ và Đàng Trong kể từ Lê rồi Lê-Trịnh, Tây Sơn, Nguyễn và thời đảng Cộng sản nắm quyền (ngoại trừ nhà Mạc khởi dựng từ đất Bắc nhưng không thành công, trước sau chỉ được 60 năm trong thế nước vô cùng hỗn loạn). Trong suốt các triều đại ấy, người các tỉnh phía Bắc giữ chức cao nhất thì cũng đến như Nguyễn Trãi làm Quân sư, Phạm Quỳnh giữ chức Thượng thư Đệ nhất phẩm hay Nguyễn Cao kỳ làm Thủ tướng VNCH… Hoặc giả đến khi nhà Minh sụp đổ, hàng ngàn quân tướng của nhà Minh chạy loạn tránh sự truy diệt của nhà Thanh cũng không mấy ai vào trú lánh ở đàng ngoài mà tất cả đều vào đàng trong lập nghiệp, có thể họ đã biết về sự bất ổn của đàng ngoài chăng? Nhiều sự kiện lịch sử được kết nối lại, không khỏi làm cho ta suy nghĩ đến việc có thể Hoàng Phúc đã ít nhiều trấn yểm được những long mạch địa huyệt quan trọng trên các vùng địa linh của miền Bắc. Nhưng cũng theo các nhà phong thủy xưa truyền lại thì nếu có sự trấn yểm đi chăng nữa cũng không giữ được quá 500 năm rồi sẽ có sự xoay vần trở lại chu kỳ cũ. Có lẽ vì thế mà lời sấm nói “Nghìn năm sau Lý lại về” chắc không chỉ nói đến sự trở về của Lý Xương Căn mà còn có những ẩn ý nói về sự “trở lại” của vận nước còn rộng hơn thế.
Trở lại với bài viết của nhà nghiên cứu Trần Thanh Vân. Bà Thanh Vân đã nêu ý kiến rất xác đáng về tuyến Tây Tạng – Tam Đảo – Hạ Long. Đây là tuyến tôi đã nêu lại những lời tiên đoán của các Thiền sư Định Không, Thông Thiện và La Quý An ở phần trên. Tuy nhiên theo các nhà phong thủy nước ta xưa thì đây mới chỉ là một trong 3 hệ thống long mạch linh thiêng của đất nước chúng ta. Hệ thứ hai đi dọc theo sông Mê Kông và dãy Trường Sơn hùng vĩ chạy qua vùng Bảy núi về đồng bằng sông Cửu Long rồi ra biển. Tuyến thứ ba, theo sông Đà về vùng Tản viên qua các tỉnh Sơn Tây, Sơn Nam, vào Thanh Hóa, Nghệ An đến Thuận- Quảng rồi ra biển. Tất cả ba “dòng chảy” này đều có nguồn gốc từ Tây Tạng. Các nhà phong thủy nước ta xưa coi Tam Đảo là Tổ sơn bảo vệ Thăng Long còn Ba Vì – Tản viên với điệp trùng thế Long chầu Hổ phục được coi là Tổ sơn của cả đất nước Việt Nam hết sức linh thiêng.
Nếu bây giờ mà ta chủ trương làm tuyến quốc lộ 6 đi Hòa Bình – Mộc Châu – Điện Biên thì tôi tin TQ sẵn sàng bỏ thêm tiền ODA cho ta để dự thầu đấy. Cao Biền xưa sợ “Sơn thần” Tản viên quá linh mà không dám đến còn bọn người “dân công khổ sai” của CS TQ thì không còn biết sợ ai nên họ có thể làm tất cả những gì mà ông chủ của họ muốn. Nay họ đang tập trung vào Vũng Áng và Đèo Ngang của Kỳ Anh Hà Tĩnh cho đến Quảng trị (nghe nói còn có cả dự án thành lập Thị xã Hoành Sơn nối liền với khu kinh tế cảng mới của TQ thì chắc người tàu muốn có chỗ “vạn đại dung thân” chứ thuê đất 70 năm xem ra còn quá ít chăng?). Có người nói đến vị thế tam giác quân sự Hải Nam – Vũng Áng – Quảng Trị hay Lào. Tôi còn ngờ rằng ở Vũng Áng và Đèo Ngang còn có đại vấn đề về phong thủy mà người TQ đang cố nắm giữ để phục vụ cho những ý đồ chia cắt và chế ngự lâu dài.
Ngày nay và các thế hệ con cháu mai sau làm gì để có được sự hiểu biết theo gương cổ nhân nhằm giữ gìn “hồn thiêng sông núi” ở những địa danh linh thiêng của Tổ quốc chúng ta là việc rất quý giá, rất nên làm, dù biết phải qua vô vàn gian khó như bà Trần Thanh Vân và nhiều học giả tâm huyết khác đã làm, đã nói.
Trở lên là lạm bàn đến vấn đề phong thủy và quốc vận trong mối quan hệ với TQ, nhưng theo tôi vấn đề không dừng lại ở đó. Chúng ta cần lý giải một vấn đề thực tế và hiện tại chứ không phải xa xôi thần bí gì cả, đó là trong nhiều chục năm qua, người Nhật lại hào phóng và bền bỉ bỏ ra rất nhiều tiền của và công sức cho đất nước Việt nam như vậy là để được cái gì? Một khối lượng ODA mà tôi tin các thế hệ con cháu của chúng ta trong tương lai rất xa cũng không bao giờ trả được. Một sự kiên nhẫn đến kỳ lạ đối với một nước Việt nam mà họ thừa biết thực chất chưa thể làm ăn được cái gì ra hồn cả. Thật đáng xấu hổ khi qua hàng chục năm liên doanh liên kết, tất cả các mặt hàng điện tử hoặc ô tô, xe máy mang thương hiệu Nhật mà có xuất xứ tại Singapore, Malaysia thậm chí tại Thái Lan thì rất tốt mà xuất xứ tại Việt Nam thì rất kém về chất lượng, người tiêu dùng Việt nam thường không muốn mua dù rẻ hơn rất nhiều so với hàng hóa ấy nhưng xuất xứ từ các nước nói trên. Sự hào phóng và kiên trì ấy chắc không phải vì nước ta có “nghìn năm văn hiến”, cũng không phải vì lao động Việt Nam lương thấp mà giỏi tay nghề hay vì thu được nhiều lợi nhuận. Tất cả đều không hơn ai cả nếu không nói rằng ta còn kém hơn thiên hạ đến mấy bậc.
Trong hai lần được mời sang Nhật (1997, 1998) cùng với nhóm anh Nguyễn Quang Thái (Viện Chiến lược) thảo luận với với JICA về chiến lược phát triển kinh tế, tôi hết sức kinh ngạc khi các giáo sư hàng đầu về kinh tế Nhật Bản đều đánh giá rất cao ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Đỗ Mười lúc đó, đánh giá cao cả các nghị quyết của đảng CSVN, đề cao vai trò quản lý nhà nước, vai trò các tổ chức kinh tế quốc doanh, các hợp tác xã nông nghiệp v.v.. Những đánh giá của các chuyên gia kinh tế tầm cỡ của Nhật mà tôi, với tư cách là một chuyên gia kinh tế của Việt Nam cũng không hiểu vì sao người ta lại đánh giá cao cả những thứ mà Việt nam đang cần phải đổi mới nó một cách căn bản như thế. Dù ngay tại thời điểm đó, tôi đã phải nói lại nhiều đánh giá để phía bạn lưu tâm nhưng mọi chuyện đã được an bài và đó lại là cơ sở để xây dựng chính sách viện trợ phát triển của Nhật cho Việt Nam. Câu hỏi vì sao cứ đeo đẳng tôi trong hàng chục năm qua và chỉ có một cách trả lời khả dĩ nhất: Vấn đề phong thủy.
Đứng về mặt “đàm thiên, thuyết địa, luận nhân” thì người Nhật không thua kém gì người TQ. Họ không những biết ý đồ lâu dài của người TQ đối với châu Á nói chung và nước Nhật nói riêng. Họ cũng thừa biết “mạch nguồn” để ngăn chặn sức bành trướng của người TQ xuống các nước phía Nam và Nhật Bản chính là ở trên đất Việt Nam. Họ không cần cái nghìn năm nào cả mà họ rất cần cái mà bà Thanh Vân gọi là “giòng chảy” hay nói theo ngôn ngữ của các nhà phong thủy là cái “Đại Long mạch” qua đất Việt Nam không chỉ quyết định quốc vận Việt nam mà còn có giá trị chi phối cả một vùng rộng lớn, trong đó có Nhật Bản. Nếu để Việt Nam hợp tác chặt chẽ với TQ hay tệ hơn là làm tay sai cho TQ thì nguy cơ đối với Nhật là rất lớn. Chỉ có hợp tác chặt chẽ với Việt Nam thì mới ngăn chặn được những ảnh hưởng xấu của TQ và Nhật mới rảnh tay lo việc làm ăn. Trong tương lai, TQ cũng thừa biết phải bắt tay với Nhật thì cả hai mới yên ổn chi phối châu Á trong khi Ấn Độ chưa kịp “phục sinh”. Mặc dù tôi không hiểu “đối tác chiến lược sâu rộng” là cái gì, nhưng người Nhật luôn muốn mở rộng và thắt chặt hơn mối quan hệ giữa VN và NB. Còn xa hơn, nếu nước nhật trở lại với giấc mộng Đại Đông Á thì chúng ta sẽ xây dựng đối tác gì với Nhật chắc chẳng ai nghĩ đến mà làm gì.
Là hậu duệ xa vời vợi của cụ Lê Quý Đôn, nên chắc chắn cũng chỉ ở hàng trên Đại Ngu một ít mà viết ra đôi lời rông dài vậy.
Tháng 3/2014. NTNg
Nhân bàn đến Phong thủy, Chiêm tinh… xin lưu ý…một việc: Chiến tranh thế giới lần thứ II bắt đầu từ lúc Hitler sáp nhập Áo và Tiệp Khắc vào Đức rồi sau đó bắt đầu đánh chiếm Ba Lan… Nay Putin sáp nhập Crimea vào Nga rồi đến lượt ai đây? Một việc làm mà ngay đến như TQ, vốn là người bạn thân thiết của Nga cũng không thể “mở miệng” vì theo lý của Putin thì Tây tạng, Tân Cương, Nội Mông v.v.. của TQ còn có nhu cầu độc lập hơn Crimea kia nhiều . Không may cho nước Mỹ và rồi có thể là cho cả nhân loại trong thế kỷ này là nước Mỹ có một Tổng thống yếu đuối và hạn hẹp tầm nhìn làm cho không chỉ nước Mỹ bị suy yếu mà cả NATO cũng bị chia rẽ theo kiểu ăn mảnh và đi đêm với Nga chỉ vì chút lợi về dầu, về khí đốt. Bởi vậy mà một nước Nga yếu kém vẫn qua mặt Mỹ và NATO như không, để Putin trở thành một “thần tượng” cho nhiều quốc gia Hồi giáo Trung Đông và Bắc Phi thật nguy hiểm. Rất có thể Putin sẽ là kẻ “phản Chúa” (AntiChrist) như nhà chiêm tinh Notradamus (Nhà tiên tri gốc Do Thái, thế kỷ XVI, cùng thời với cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm VN) đã dự báo. Đó là kẻ chủ xướng cùng một số nước Hồi giáo như Iran, Syria, Libi… đánh vào Israel, khơi mào cho cuộc chiến tranh thế giới thứ III. Rất có thể có khả năng này chứ không còn là những lời tiên đoán không có cơ sở của các nhà tiên tri cả phương Đông lẫn phương Tây. Hình như quan điểm chính thống của VN đã và đang ủng hộ Putin cả trong những việc này. Vì tin vào các lời dạy của đức Phật, tôi tưởng rằng bỏ búa liềm xuống là thành Phật. Nhưng không phải thế. Đối với Putin càng không. Ông ta không chỉ tham muốn dựng lại một Liên bang Xô viết thủa nào mà còn muốn tái tạo lại một Đế chế của Sa Hoàng mới ở thế kỷ XXI.
Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất đã cướp đi sinh mạng của gần 20 triệu người. Cuộc thế chiến II giết chết 75 triệu người. Còn như cuộc thế chiến III xẩy ra? Chả lẽ: “Mười phần chết bảy còn ba. Chết hai còn một mới ra thái bình” đối với khu vực Châu Âu và Trung Đông?
Sau những hậu quả khủng khiếp của cuộc chiến tranh thế giới lần thứ II, nhất là hậu quả từ 2 quả bom nguyên tử ném xuống Nhật Bản, có một người hỏi Einstein rằng: “Theo ông, thế chiến III sẽ ra sao?”. Einstein đã trả lời: “Tôi không biết thế chiến III sẽ ra sao, nhưng biết chắc thế chiến IV, nhân loại sẽ chỉ còn đánh nhau bằng gậy gộc và gạch đá” (…but world war IV will be fought with sticks and stones!). Einstein quả xứng danh là Siêu nhân. NTNg
---------------------------------------------------------------
Thứ Hai, ngày 17 tháng 3 năm 2014

DỰ ĐOÁN VẬN NƯỚC
Thượng Tọa THÍCH THIỆN MINH
Mấy mươi năm trong chốn lao tù, cho đến nay khi ra khỏi nhà giam, tôi tâm đắc nhất là một món hành trang nhỏ bé về lãnh vực tâm linh mà lúc nào tôi cũng trân quí, xem như là một món bửu bối thiên thư khi nghĩ về đất nước… Nhờ từ ấu thơ, tôi có hạnh duyên nắm bắt một vài qui luật biến dịch của vũ trụ lien quan đến mệnh đồ thế giới và vận nước Việt Nam. Tôi biết được đã trên 40 năm qua, đó là một bài thi Sấm ký ngắn tôi học thuộc lòng hồi còn bé do cha tôi tức ông Huỳnh văn Cầm truyền lại, mặc dầu nhiều sự kiện xảy ra của thế giới và đất nước Việt Nam đều do con người gây nên, nhưng những móc thời gian xảy ra ấy lại trùng hợp một cách lạ thường là đều xảy ra vào các năm Tý, Ngọ, Mẹo và Dậu. Tôi nhận xét dường như có một bàn tay vô hình nào đã định sẵn.. Tôi xin liệt nêu khái lược sau đây, mong quí bậc cao minh vui lòng góp ý bổ sung thêm cho những lời chỉ giáo.


Trước hết cha mẹ tôi là người gốc đạo Cao Đài, quê ở Bạc Liêu, vào năm 1956 ( Bính Thân ) lúc ấy tôi chỉ được một tuổi thôi, cha mẹ tôi lưu lạc sang đất Chùa Tháp nhân chuyến đưa Đức Hộ Pháp Phạm công Tắc sang lánh nạn tại Campuchia, thời gian được 3 năm, Đức Hộ Pháp qui Thiên tại Campuchia vào ngày 10 tháng 10 năm Kỷ Hợi ( 1959 ) nhằm mùa Phật Đản). Vài năm sau, cha mẹ tôi lần lượt về Việt Nam, tạm làm ăn sinh sống tại Trà Vinh tức tỉnh Vĩnh Bình, cha tôi có mang theo những di huấn và huyền cơ do Đức Ngài truyền dạy.. Khi tôi lên 12 tuổi, cha tôi bảo tôi học thuộc lòng. Cho dù khi lớn lên, tôi xuất gia theo Đạo Phật, nhưng những lời dạy của cha tôi lúc bé tôi hãy còn ghi nhớ. Đặc biệt những lời lưu truyền có nhiều điểm rất chính xác với những sự kiện xảy ra của thế giới và các móc lịch sử của Việt Nam, kể cả liên quan đến những nhà lãnh đạo có tên tuổi gắn liền với lịch sử.

Nay tôi xin tường thuật lại một bài thi ngắn như sau để quí hiền giả, các bậc sĩ phu, những nhà nghiên cứu sử liệu, quí đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước nghiền ngẫm về cuộc đời và vận nước với bài thi ngắn khoảng trên 30 câu như sau:

Sự biến thiên thăng trầm của Tổ Quốc,
Theo chu kỳ, qui ước định phân.
Xưa Xuân Thu nay lại Thu Xuân
Và qui luật bất luân chữ Cửu,
Tý Ngọ, Mẹo , Dậu là những năm trong lịch sử,
Còn ngày giờ thứ tự đúng kỳ tam.
Lập cửu trùng cảnh Nghiêu Thuấn trời Nam,
Dân hạnh phúc muôn năm an hưởng.
Theo Nga Mỹ nào quan to Tá Tướng,
Nào lâu đài, nào phủ trướng vinh sang
Kẻ vong thân, người danh phận lỡ làng
Kẻ bạo ngược, người lên đàng biệt xứ.
Sống tha phương trở thành người lữ thứ
Xa gia đình kẻ cự phú cũng trắng tay
Bỏ tiền tài hạnh phúc rẻ chia hai
Bao sự nghiệp lâu đài ôi tiếc mến,
Thưở sinh tiền ta thường khuyên Hội Thánh,
Phải gìn tâm nơi tịnh cảnh tu hành
Đừng theo Mỹ Diệm để hưởng chút lợi danh
Sau phải chịu cam đành buồn tủi
Khi Cộng sản đúng thời đúng tuổi
Chiếm Nam Quan cho đến mũi Cà Mau,
Lúc bấy giờ Hội Thánh phải nói sao?
Khi đã lỡ lâm vào thế khó
Khi Cộng sản chiếm quyền hành trong lúc đó,
Biết bao nhà tôn giáo phải suy vi
Cấp lãnh đạo và các phẩm chỉ huy
Đứng không vững cho nên phải vấp ngã
Làm tên tuổi lợi danh tiêu mất cả
Cộng ngày sau tan rả không còn
Khi dân tình khôi phục lại nước non,
Khuyên tín hữu lòng son cố tránh./.

Lúc ấy tôi nhờ cha tôi giải thích các câu hỏi:

1/ Tại sao xưa Xuân Thu nay lại Thu Xuân là thế nào?
2/ Tý, Ngọ, Mẹo Dậu sao là những tháng năm trong lịch sử?
3/ Qui luật chữ Cửu là sao?
4/ Còn ngày giờ thứ tự đúng kỳ tam, xin giải thích?

Cha tôi trả lời:

1- Ngày xưa bên Trung Quốc có Phong kiếm Xuân Thu và Xuân Thu oanh liệt tức mùa Xuân và mùa Thu. Còn Việt Nam thì ngược lại, sẽ có những sự kiện trọng đại liên quan đến 2 mùa Thu và Xuân, dần dần tôi tìm ra như:

Ký 2 hiệp định:

Thứ 1: Hiệp định Genève vào ngày 20/7/1954, vào mùa Thu

Thứ 2:Hiệp Định Paris ngày 27/1/ 1973 vào mùa Xuân

2- Còn Tý, Ngọ, Mẹo, Dậu là những biến cố lớn của thế giới trong đó có liên quan đến Việt Nam đều xảy ra vào các năm Tý Ngọ Mẹo Dậu, chẳng hạn như:
Đệ nhứt thế chiến xảy ra năm 1914- 1918 ( 1918 là năm Mậu Ngọ )

Đệ nhị thế chiến xảy ra năm 1939- 1945 ( 1939 = Kỷ Mẹo, 1945 + Ất Dậu )

Đảng Cộng Sản Liên Sô thành lập năm 1912 ( Nhâm Tý ), sụp đổ vào năm 1990 ( Canh Ngọ )
Đảng Cộng Sản LX tái lập 14/2/1993 Quý Dậu

Đảng Cộng Sản Trung Quốc thành lập năm 1921 ( Tân Dậu )

Đảng Cộng Sản VN thành lập năm 1930 ( Canh Ngọ )

Thành lập nươc VNDCCH năm 1945 ( Ất Dậu)

Chiến thắng Điên Biên Phủ 7/5/1954 ( Giáp Ngọ )

Ký Hiệp Định Genève 20/7/1954 ( Giáp Ngọ )

Kể cả các nhà lãnh tụ có liên hệ trực tiếp đến lịch sử cũng chết vào những năm Tý, Ngọ, Meo và Dậu điển hình như sau:

Tổng Thống Ngô Đình Diệm chết năm 1963 ( Qúi Mẹo )

Hồ Chí Minh chết năm 1969 ( Kỷ Dậu )

Ngày 20/9/1960 ( Canh Tý ) thành lập MTGPMN, hủ Tịch mặt trận nầy là Mai Hữu Thọ năm 1996 ( Bính Tý ) tức chết trùng tháng trùng năm với ngày thành lập Mặt Trận GPMNVN
Lê Duẫn, một nhân vật dưới một người trên vạn người chết ngày 10/7/1996 ( Bính Tý)
Võ văn Kiệt chết năm 2008 ( Mậu Tý)

Chiếm miền Nam 30/4/ 1975 ( Ất Mẹo)

Nhìn lại lịch sử VN thời cận đại kể từ đêm 22 rạng 23/4/1885 ( Ất Dậu ) Pháp chính thức chiếm Hoàng Thành, , kinh đô Huế. Rồi lại 60 năm sau đến ngày 9/3/1945 ( Ất Dậu) Pháp bị Nhật đảo chánh..
Xét ra Pháp thắng vào năm Ất Dậu và thua cũng vào năm Ất Dậu. Thậm chí Nhật đảo chánh Pháp vào năm Dậu rồi đầu hàng Đồng Minh vào ngày 9/8/ 1945 cũng năm Ất Dậu.

3 – Qui Luật Bất Luân chữ Cửu :
Hiệp định Geneve ngày 20/7/1954, ta thấy 20+7= con số 9 và năm 1954, 54 cũng là con số 9

Hiệp định Paris ngày 27/01/1973, ta thấy 27= con số 9 và 1973 ( Nhâm Tý )

Đổi tên thành nước CHXHCNVN NGÀY 2/7/1976, SỐ 2+7= 9

Hiệp ước Sơ Bộ 6/3/ 1946, 6+3=9

Nhật đảo chánh Pháp 9/3/1945 cũng là con số 9 ( số cửu)

Ngoài ra những sự kiện gần đây như:

Bình thường hóa quan hệ Việt Mỹ ngày 11/7/1995 thí 11+7= con số 9

Việt Nam gia nhập tổ chức Mậu Dịch Thế Giới WTO ngày 7/11/2006 thí 7+11= số 9

Việt Nam trở thành thành viên không thường trực LHQ ngày 16/10/2007=con số 9

4- Ngày giờ thứ tự đúng kỳ tam?
Theo cha tôi là VN sẽ ký 3 lần có tính cách quyết định lớn cho vận mệnh đất nước…Tất cả đều ký vào mùa Thu hoặc Xuân và con số Cửu.

Tôi đoán có thể là đã ký 2 hiệp định: Geneve vào ngày 20/7/1954 và Paris vào ngày 27/1/73…còn ký lần 3 không lẽ bình thường hóa quan hệ Việt Mỹ vào ngày 11/7/95 tức 11+7= con số Cửu và vào mùa Thu chăng ?

Về việc ký kết bình thường hóa quan hệ Việt Mỹ lại mang tính quyết định lớn cho vận mệnh VN chăng?
Điều nầy phải chờ đợi tương lai xem VN có ký một Hiệp định nào quan yếu nữa không?

Xin chú ý:

Từ năm thành lập Đảng 1930 cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 được 45 năm cũng là con số 9
Từ năm 1975 đến 2011 ( Tân Mẹo) được 36 năm cũng là con số 9

Từ khi thành lấp Đảng Cộng Sản năm 1930 đến 2011 đúng 81 năm cũng là con số 9

Ta hãy chờ xem số Cửu nào hay một trong các năm Tý, Ngọ, Mẹo Dậu nào ở tương lai sẽ quyết định về số phận của chế độ csVN.

Có hai điều cần bàn:

Một là chiến thắng vào năm 1975 ( Ất Mẹo) sẽ gặp năm 2011 ( Tân Mẹo ) thời gian đúng 36 năm tức Mẹo gặp lại Mẹo phối hợp với số Cửu quyết định sự suy vong.
Hai là Đảng csVN thành lập năm 1930 ( Canh Ngọ ) cho đến 2014 ( Giáp Ngọ ) tức Ngọ lại gặp Ngọ được 84 năm sẽ hết hạn kỳ và tàn lụi vào năm nầy.
Người xưa thường nói Dân có Tuần, nước có Vận. Họan nạn quê hương bởi vì vận nước còn mịt mờ…còn sự biến dịch của luật tuần hoàn vũ trụ hễ Âm thịnh thì Dương suy, tiểu nhân đắc chí thì quân tử phải khốn cùng… và mỗi khi Âm thịnh đến cực điểm của Thái Âm thì sẽ rút lui nhường chỗ trả lại cho Dương. Đó là theo cơ cấu “ Phản Phục” căn cứ lý của Dịch.. Đây là qui luật tự nhiên “ Âm cực Dương hồi” mỗi vật đi đến cực độ phải biến, biến trở về cái đối đích, đó là quan niệm trong trời đất và Dương đến cực điểm của Thái Dương thì cũng sẽ nhường lại cho Âm thế thôi. Hễ Âm cực thịnh thì khí dương tái lai, qui luật xưa nay, luân lưu thịnh suy bỉ thái ngược lại khi Dương thịnh đến cực thịnh thì cũng thế, phải trả lại cho Âm.

Hiện nay, nhiều dấu hiệu cho thấy Âm đã và đang suy thoái trầm trọng, càng ngày càng xuống dốc trầm trọng, càng ngày càng xuống dốc thật sự, rất khó cứu vãn…và ắt sẽ chuẩn bị trả lại cho Dương.
Như trên đã phân tích…từ đây cho đến 2011 năm Tân Mẹo hoặc tối đa 2014 tức năm Giáp Ngọ, định mệnh đất nước VN sẽ có chuyển biến lớn theo qui luật tự nhiên . Chúng ta bình tĩnh chờ xem vận nước đến hồi kết cục.

Nói tóm lại, những năm Tý, Ngọ, Mẹo và Dậu là những năm chu kỳ của lịch sử VN có lien quan đến tình hình thế giới, mà Đảng csVN thành lập ngày 3/2/1930 ( Năm Canh Ngọ ) và chắc chắn sẽ cáo chung vào những năm Tý, Ngọ, Mẹo, Dậu mà thôi.. Hãy nhìn lại các triều đại lịch sử VN, thời kỳ hưng thịnh nhất từ Lý Thái Tổ đến Lý Huệ Tôn. Vua Lý Huệ Tôn không có Hoàng tử, chỉ sinh ra công chúa Phật Kim tức Lý Chiêu Hoàng, vua cha truyền ngôi lại cho công chúa, rồi xuất gia đi tu tại chùa Chơn giáo tự xưng là Huệ Quang Đại Sư.

Do mưu thần của Thái sư Trần Thủ Độ xe duyên mai mối ép gả Nữ Hoàng cho Trần Cảnh và sau đó bắt buộc Nữ Hoàng phải nhường ngôi cho Trần Cảnh, tức Trần Thái Tôn thế là chấm dứt đời nhà Lý.
Đời nhà Lý từ năm 1010 đến năm 1225, trải qua 8 đời vua, trị vì 215 năm, đây là triều đại hưng thịnh nhứt trong lịch sử Việt Nam chứ chưa có triều đại nào kéo dài muôn năm như người ta ca tụng, tung hô vạn tuế hoặc còn có thời đại bắt buộc nhân dân phải ca ngợi về mình, quả thật chỉ là mộng tưởng. Qua bài thơ trên, cha tôi còn nhắc nhở câu nói đi kèm như. “ Đức lập quyền thì dân mới đặng chu toàn, còn quyền xua đức dân tan khốn khổ, lấy chí thánh dìu người giác ngộ, dụng bạo tàn không đem nổi an bang, chỉ đưa dân chúng đến chỗ lầm than và đem đến con đường tận diệt, dụng bốn chữ minh, can, liêm, khiết dẫu đời hay đạo trăm việc cũng thành..

Chúng ta hãy nghiền nghẫm và chiêm nghiệm câu trên cũng như chớ xem thường những gì sẽ xảy ra cho vận nước vào những năm Tý, Ngọ, Mẹo và Dậu ở tương lai..

Tôi xin bưng hồng chung gióng lên một tiếng lưu bố khắp gần xa… mang thông điệp đem hỷ tín đến cho mọi người có lòng khoắc khoải mong chờ vận nước đổi thay, hay ước mơ quê hương có ngày rực sáng. Mỗi khi đã biết có sự biến dịch có qui luật cơ bản tự nhiên thì mọi diễn biến của vận nước không thể đến sớm hơn hay muộn hơn so với khát vọng mong chờ của lòng người, vì thế mọi người không nên thất vọng hay sờn lòng nản chí. Có điều quan trọng là:

Thiên thời địa lợi đôi điều sẵn
Chỉ thiếu hòa nhân để hợp quần.


Có lẽ non nước đang dật dờ chờ tao khách bởi vì thiếu hòa nhân nên còn phải thêm thời gian nữa mới đúng thiên cơ chăng?

Nhân mùa Phật đản lần thứ 2553, nguyện cầu hồn thiêng sông núi u hiển oai linh mong sao cho những nhà lãnh đạo đảng csVN, những người cầm cân nẩy mực đang bị rối chướng sâu, tập khí nặng nề, kém đức kém tu sớm gội nhuần ơn pháp nhủ của chư Phật để căn lành tăng trưởng nhanh chóng, phản thân tu đức, đoạn nghiệp mê lầm, tin sâu nhân quả, cấp thiết tĩnh thức qui hồi, triệt hủy tà niệm, lấy đức hiếu sinh mà thương dân, lấy lòng nhân mà đối đãi, cách cố đỉnh tân, tận tâm, tân lực đổi mới để đem đến cho quê hươngVN một xã hội thực sự dân chủ, tự do công bằng, nhân ái, dân phú quốc cường và dân an quốc thái.

Cuối cùng tôi chân thành gởi đến quí vị thức giả, quí đồng bào, quí đồng hương VN, quí tôn giáo bạn, quí Phật tử xa gần trong và ngoài nước nhân mùa Phật đản lời chúc cầu an vui lợi lạc.
Comments