Xá Lợi Phật

 
 
Xá Lợi Chư Phật, Các Vị Bồ Tát và Thánh Tăng
 
 
Tác giả:   ???                        Source: email



Xá-lợi là từ ngữ phiên âm từ tiếng Phạn: Sarira, nghĩa là tro tàn của sự hỏa thiêu hài cốt của một vị Thánh, vị Bồ Tát hay vị Phật.

    Xá lợi  là những Thánh thể linh hiển của các bậc đại sư đã đạt được những chứng đắc phi thường trong suốt quãng đời tu hành. Nền tảng của sự chứng đắc là sự huấn tu giới luật thanh tịnh và công hạnh xã ly , một tâm thái hoàn toàn đoạn diệt với mọi ái dục thế gian.
Do nhờ vào tâm tuyệt đối thanh tịnh của các bậc Thánh tăng mà từng hạt rất nhỏ , tựa như các viên ngọc trai đã kết tụ lại gọi là ringsel ( xá lợi ) ; và xá lợi đã được tìm thấy lẫn lộn trong nhục thân đã biến thành tro của các Ngài khi thiêu hỏa.
Thông thường xá lợi được cất giữ và canh chừng rất cẩn mật trong các bảo tháp và điện thờ. Chúng ta phải xin phép mới được chiêm bái vì không phải ai cũng đủ thuận duyên.
Kinh Phật dạy rằng chiêm bái và đảnh lễ những xá lợi như thế này sẽ tạo được vô lượng công đức. Do diệu lực mầu nhiệm của các pháp bảo , ví dụ như ngọc xá lợi chẳng hạn , nên mọi sự cầu nguyện hoặc mọi nghi thức kính tin cúng dường đối với pháp bảo đều tức khắc gây tạo được nhiều thiện duyên an lạc , đưa đến giác ngộ giải thoát. Pháp bảo thường dễ dàng tạo nên cơ duyên rất hữu ích cho đời sống tâm linh. Xá lợi quả thật đã mang đến vô số lợi lạc không thể nghĩ bàn đối với những ai mà có duyên được chiêm ngưỡng kính bái.

Theo truyền thuyết, sau khi hỏa táng thi hài của Đức Phật Thích Ca, trong tro tàn, người ta thấy có những hạt nhỏ sáng như ngọc, được gọi là Ngọc Xá lợi.

Xá lợi của Đức Phật Thích Ca được đựng trong 8 hộc 4 đấu. Giáo hội đem phân phát cho các vua lúc bấy giờ và các chùa trong toàn nước Ấn Độ để xây tháp thờ cúng.

Sau đây là bài của Thượng Tọa Thích Như Điển, Viện chủ chùa Viên Giác Đức quốc, nói về những đặc tính của Ngọc Xá lợi của Đức Phật Thích Ca.

"Hiện nay tại một cung điện cũ của Tích Lan ở Kandy có thờ một chiếc Răng Xá lợi của Phật. Cả một cung điện của vua Tích Lan được dành để thờ một chiếc Răng Phật. Sau nầy nhà vua tặng cung điện ấy cho Phật giáo Tích Lan, biến thành một ngôi chùa.

Cung điện có 10 từng, và chiếc Răng Xá lợi được thờ ở từng thứ 10. Tất cả du khách đều có thể viếng thăm các từng dưới, còn muốn vào từng thứ 10 thì phải đợi các dịp lễ đặc biệt, vì muốn vào từng thứ 10, phải có đủ 4 chiếc chìa khóa do: Thủ Tướng Tích Lan, Tăng Thống Tích Lan, Chủ Tịch Quốc Hội và vị Sư trụ trì, mỗi người giữ một chiếc, bên tăng có hai vị, bên tục có hai vị.

Tương truyền, Răng Xá lợi của Phật hiện còn ba chiếc: một chiếc ở Tích Lan, một chiếc đang ở Trung quốc, và chiếc thứ ba từ Thái Lan vừa đem qua Đài Loan.

Theo Thượng Tọa Như Điển, khi chiếc Răng Xá lợi được đưa đến Đài Loan, thì hằng triệu người đều quì xuống để đón tiếp. Cả Tổng Thống, Phó Tổng Thống và các Tổng Trưởng đều ra phi trường đón tiếp chiếc Răng nầy, chứng tỏ người Trung hoa tin tưởng Phật pháp rất nhiều.

Theo Thượng Tọa Như Điển, Xá lợi của Phật một phần lớn di chuyển về Thiên cung, một phần di chuyển về Long cung. Xá lợi Phật còn ba phần: - một loại lớn bằng mút đũa, - một loại bằng hạt gạo, - một loại bằng hạt mè. Xá lợi bằng mút đũa hiện không còn nữa, Xá lợi bằng hạt gạo cũng không còn, bây giờ còn Xá lợi bằng hạt mè.

Xá lợi Phật có ba đặc tính. Hiện chùa Viên Giác có 8 viên Xá lợi. Không phải ai cũng thấy được Xá lợi. Có người phải đảnh lễ đủ ba ngàn lạy, trừ người có phước duyên từ trước.

Muốn biết thế nào là một viên Xá lợi, phải làm bằng cách thế nầy:

1. Đem hai bát nước để hai bên. Một bên để gạo, một bên để mè. Đầu tiên để gạo vào nước thì gạo sẽ chìm, rồi lấy Xá lợi để vào nước, Xá lợi cũng chìm.

2. Lần thứ hai, lấy gạo ra và bỏ lại một nửa vào chén nước, gạo vẫn chìm, nhưng lần thứ hai lấy Xá lợi bỏ vào nước thì Xá lợi không chìm.

3. Bây giờ lấy mè bỏ vào nước, ta thấy mè nổi trên nước như Xá lợi, nhưng nếu để Xá lợi cách nhau khoảng 10 ly thì Xá lợi tự động di chuyển. Điều nầy chứng tỏ pháp thân thanh tịnh Tỳ- lô-giá-na Phật vẫn còn tồn tại trong cõi nầy.

Cho nên người nào có phước thờ Xá lợi thì Xá lợi sẽ lớn lên; còn người nào vô phước mà thờ Xá lợi thì Xá lợi bỗng bay bổng đi nơi khác, mặc dù đang được cất giữ trong một cái tháp. Đó là sự linh thiêng của Xá lợi và cũng là đặc tính thứ nhứt.

Còn đặc tính thứ hai là Xá lợi tự động di chuyển. Nội thấy đặc tính nầy thì quí vị cũng đủ đảnh lễ rồi. Không có một vật gì ở thế gian nầy khi đã chìm rồi mà lại nổi, không có một vật gì tự động di chuyển hết.

Đặc tính thứ ba là Xá lơi có năm màu. Đây là màu hào quang của Đức Phật. Đó cũng chính là màu lá cờ Phật giáo do một Đại Tá Mỹ tên là Henri S. Olcott đề nghị (ông là sáng lập viên của Hội Thông Thiên Học thế giới). Ông nầy khi qua Tích Lan thấy hào quang năm màu của Phật, mới đề nghị lấy năm màu đó làm màu cờ Phật giáo. Năm màu nầy là:

           - Màu xanh tượng trưng cho niềm tin là Tín.
   
           - Màu vàng tượng trưng cho Tinh tấn.
     
           -  Màu đỏ tượng trưng cho sự nhớ nghĩ, tức là Niệm.
       
           - Màu trắng tượng trưng cho Định.
         
          -  Màu cam tượng trưng cho Trí tuệ.

Tại rừng Câu Thi Na, nơi Đức Phật nhập Niết Bàn, có một ngôi chùa tên là Song Lâm, trước đây do một Ni sư người Trung hoa dựng lên, sau nầy Ni sư hiến lại cho Hội Phật giáo Linh sơn của Hòa Thượng Huyền Vi, do Sư cô Trí Thuận trụ trì chùa nầy. Chùa có được 3 viên Ngọc Xá lợi của Đức Phật. Sau đó, Sư cô qua Mỹ, đến Houston, Texas, có mang theo một viên Xá lợi cúng dường cho một chùa ở đây, cũng mang tên Linh sơn. Vị trụ trì vì bận việc nên đem viên Xá lợi bỏ vào tủ khóa lại, nhưng sau đó mở khóa ra xem thì viên Xá lợi biến mất, tìm mãi không ra. Ba tháng sau, Sư cô Trí Thuận từ nước ngoài trở về Ấn Độ thì thấy viên Xá lợi đã nằm sẵn trong tháp.

Tóm lại, Xá lợi rất quí, nhưng nếu không biết cách gìn giữ thì Xá lợi sẽ tự động giã từ mà trở về chốn cũ.
(Theo cao đài từ điển)



Đôi Lời Về Xá Lợi

Nói chung, không dễ gì lưu lại ngọc xá lợi, không dễ gì thành tựu đạo quả qua quá trình tu chứng với những kiếp tái sinh nối tiếp trong thiện đạo. Muốn được như vậy, phải phát nguyện rộng lớn mãnh liệt, phải giữ giới hạnh thanh tịnh trong sáng qua nhiều kiếp tái sinh tiếp nối, rồi mới có thể hội đủ nhân duyên lưu ngọc xá lợi. Ngọc xá lợi chỉ phát sinh từ công phu tu hành nghiêm mật.

 Giáo pháp mật tông được chia thành bốn bộ. Trong bốn bộ mật tông, chỉ có Mật tông Tối thượng Du già là có thể giúp hành giả đạt quả vị Phật ngay trong kiếp hiện tiền, ngay trong thời mạt pháp, ngay với xác phàm này. Ba bộ còn lại không có khả năng ấy. Mật tông Tối thượng Du già bao gồm hai giai đoạn: giai đoạn phát khởi và giai đoạn viên thành. Giai đoạn phát khởi có hai phần, thô lậu và vi tế. Giai đoạn viên thành có năm lớp. Kinh Phật nói rằng người nào thành tựu “tâm biệt lập” (mind isolation) (thuộc giai đoạn viên thành) thì có khả năng lưu ngọc xá lợi. Đã thành tựu được “tâm biệt lập” thì chắc chắn có khả năng thành Phật ngay trong kiếp hiện tiền.

 Tương tự như vậy, chúng ta có thể nhìn thấy ngọc xá lợi của chư Phật, ví dụ như ngọc xá lợi của đức Phật bổn sư Thích Ca Mâu Ni và của đức Phật Ca Diếp (phạn: Kasyapa, tạng: Osung), là hai đấng giác ngộ đã thành tựu cả hai đường tu không mê lầm là Phương Tiện và Trí Tuệ. Ngọc xá lợi có được là nhờ Phật Thích Ca và Phật Ca Diếp đã từng miên mật hành trì Sáu Hạnh Toàn Hảo, năm đạo, mười địa, v.v... trong suốt ba thời kỳ vô số, tích tụ hai bồ tư lương Phước Tuệ, viên thành sắc thân và pháp thân. Ngọc xá lợi có được là nhờ thành tựu này.

 Nói chung, thân Phật không giống như xác thân thô lậu kết từ máu thịt của người thường. Dù vậy, đức Phật từ bi vì chúng sinh mà thị hiện nhiều loại xá lợi khác nhau, giúp chúng sinh nuôi dưỡng tín tâm, nhờ đó có thể tiếp nhận lực gia trì, thanh tịnh nghiệp chướng, tích tụ công đức.

 Trong quá khứ, khi Phật còn ở Ấn Độ, nhiều người có thể trực tiếp thấy được thân Phật. Ngày nay, vì nghiệp chướng che khuất nên chúng ta không thể trực tiếp thấy thân Phật, cũng không thể trực tiếp nghe lời Phật dạy. Chúng ta chỉ có thể thấy được xá lợi Phật. Đức Phật từ bi thị hiện hàng ngàn ngọc xá lợi cho chúng sinh chiêm bái. Kinh Phật có nói – ví dụ kinh Dode Kalsang - rằng Quốc Vương Ashoka xem xá lợi Phật là bảo vật linh thiêng nhất, đã vì chúng sinh mà xây nhiều bảo tháp để cất giữ ngọc xá lợi. Có rất nhiều ngọc xá lợi còn lưu lại ở Sri Lanka. Xá lợi Phật hiện vẫn còn rãi rác nhiều nơi trên thế giới, gieo nguồn cảm hứng cho vô lượng chúng sinh, đưa chúng sinh đến bờ giải thoát và giác ngộ. Đó là lý do duy nhất vì sao Phật lưu ngọc xá lợi.

 Với hàng Bồ Tát Thánh Giả, Phật thị hiện báo thân. Với hàng Bồ Tát mới phát tâm, Phật thị hiện báo thân. Còn với chúng sinh nặng nghiệp, Phật thị hiện xác phàm máu thịt. Cũng như đức Đạt-lai Lạt-ma hiện nay chúng ta có thể gặp được, Ngài chính là đức Quan Thế Âm (Chenrezig), nhưng kẻ phàm phu như chúng ta chỉ có thể thấy được sắc tướng của một tỷ kheo xác phàm chịu cảnh bịnh tật già nua v.v... Tương tự như vậy, các đấng hành giả tu mật pháp đạt đạo quả cao – ví dụ như đức Geshe Lama Konchog – sau khi nhập tịch các ngài lưu xá lợi lại cho chúng sinh. Tâm thức các thầy một khi đã vì lòng đại bi mà đạt đạo quả cao thì các thầy đủ khả năng lưu ngọc Xá lợi. Geshe Lama Konchog đã tạo cảm hứng cho biết bao nhiêu người, đưa vào chánh pháp, cấy trồng thiện duyên. Khi thấy ngọc xá lợi của một vị Thánh Giả, chúng ta nên suy nghĩ như sau: ngay bây giờ, Chư Thánh đang mang lợi lạc về cho chúng ta bằng cách thị hiện xá lợi để chúng ta tích tụ công đức, thanh tịnh nghiệp chướng, nhờ đó dẫn dắt chúng ta đến bờ giải thoát, giác ngộ. Vì vậy chúng ta phải hết lòng tùy hỉ công đức của các ngài, như là công đức của Geshe Lama Konchog hay của các vị khác. Chúng ta phải phát tâm như sau: “Nguyện chúng con cũng đạt chánh giác như các đấng Giác Ngộ đã đạt. Nguyện chúng con cũng có khả năng mang lợi ích rộng lớn về cho chúng sinh như các đấng Giác Ngộ vẫn hằng làm”. Chúng ta đối trước biển công đức của Chư Phật và Bồ Tát, phải khởi tâm hoan hỉ; đối trước mọi tánh đức siêu việt của thân ngữ ý của các đấng Giác Ngộ, phải khởi tâm hoan hỉ; đối trước tất cả các thiện phương tiện mà các đấng Giác Ngộ đã vận dụng để lợi ích chánh pháp, lợi ích chúng sinh, phải khởi tâm hoan hỉ. Nếu chúng ta có thể khởi tâm tùy hỉ mạnh mẽ như vậy, phát nguyện mạnh mẽ như vậy, chắc chắn sẽ có thể mang lợi lạc rộng lớn về cho chánh pháp và cho chúng sinh. Khế kinh có nói, “Tất cả các pháp đều là duyên, trụ ngay trên đầu nguyện ước. Bất cứ lời phát nguyện nào cũng sẽ đưa đến kết quả đúng y như vậy”. Nói như vậy, thiện hay bất thiện đều tùy ở ý niệm, vì vậy chúng ta cần cố gắng hết sức để giữ tâm nguyện của mình sao cho thật tốt lành.

 Lama Tông Khách Ba có nói, “ngoại trừ một vài trường hợp ngoại lệ hiếm hoi, nói chung nếu tu hành mà không thuận theo ba điểm tinh yếu của Phật đạo [là tâm buông xả, tâm bồ đề và trí tuệ tánh Không] thì dù có làm gì cũng chỉ là tạo nhân duyên trầm luân cõi ta bà.” Thường nói thánh vật có chức năng đặc biệt, cho dù cúng dường, lễ lạy hay đi nhiễu bằng tâm nguyện không tốt, ví dụ bằng lòng sân hận, thì tác dụng cũng vẫn tốt lành, vẫn có thể tạo đủ nhân tố để đạt trí toàn giác.

 Để có thể đạt đạo quả cao như đạt “tâm biệt lập” trong giai đoạn thành tựu của Mật tông Tối thượng Du già,  trước tiên phải chứng được tánh Không của Trung Quán Cụ Duyên (Madhyamaka Prasangika), khác với tánh Không của các tông phái khác. Rồi lại phải hành trì tất cả mọi giai đoạn tu hiển như là phát tâm bồ đề, từ bỏ tâm lý vị kỷ, nuôi dưỡng lòng vị tha. Muốn được như vậy, trước đó phải khởi tâm buông xả: chán khổ sinh tử cầu vui niết bàn. Cội rễ của tất cả những điều nói trên đều nằm ở tâm tôn kính đạo sư, thấy đạo sư chính là đức Phật hiện tiền. Để thấy đạo sư chính là đức Phật hiện tiền, chúng ta cần biết cách nương dựa đúng cách nơi đấng đạo sư, trong từng ý tưởng, trong từng hành động. Nhờ vào quá trình tu tập luyện tâm như vậy mà ngọc xá lợi mới có thể xuất hiện.

 Đó là lý do vì sao ngọc xá lợi được xem là thánh vật trân quí. Ngọc xá lợi xuất hiện và lưu lại trong cõi thế đều là nhờ lòng từ bi của các đấng giác ngộ, giúp chúng ta tích tụ công đức, giúp chúng ta thanh tịnh chướng nghiệp.

   Lời ghi xuất xứ

 Bài pháp này được viết tại vùng đất thánh Bồ Đề Đạo Tràng vào ngày 29 tháng 01 năm 2002 trong kỳ Đại lễ Quán Đảnh Kalachakra do đức Quan Thế Âm, bậc toàn giác, đức Đạt-lai Lạt-ma truyền thọ. Ven. Pemba Sherpa chuyển Anh ngữ, Ven. Sarah Thresher hiệu đính. Lama Zopa Rinpoche soát bản dịch và hiệu đính. Ven. Constance Miller tại Ban Giáo Dục FPMT soát lại câu văn, tháng 5/2002.

(Hồng Như chuyển Việt ngữ từ bản dịch Anh ngữ, 06/2006)


Theo sự giải thích của các Thầy Tây Tạng, Xá Lợi là sự kết tinh kỳ diệu của sự thành đạt tâm linh, của sự phát triển tột cùng của hạnh từ bi và trí tuệ. Xá Lợi có những hình dạng như những viên ngọc trai hay đá quí nhiều màu sắc, thu nhặt được từ tro cốt của các bật Đại Sư sau lễ Trà Tỳ. Ích lợi gì cho những người chiêm bái? Vì là kết tinh của sự thành đạt tâm linh, nên, như lời dạy của Lạt Ma Zopa Rinpoche, “mỗi phần nhục thân và Xá Lợi của các Ngài chứa đựng một năng lực mầu nhiệm có thể làm căn lành tăng trưởng và nghiệp ác giải trừ“. Vì thế, Xá Lợi có năng lực cảm hóa tâm người, phát triển lòng bác ái trong nội tâm của những ai có cơ duyên được chiêm bái Xá Lợi. Phật đã từng dạy rằng có bốn nơi chốn đặc biệt: “nơi ta được sanh ra, nơi ta giác ngộ, nơi ta thuyết pháp và nơi ta nhập diệt. Sự thăm viếng một trong bốn nơi chốn này giống như sự gặp gỡ với chính bản thân ta.“ Vậy thì khi chiêm ngưỡng Xá Lợi cũng tương tợ như thế. Người Phật Tử như được nhắc nhở và sách tấn trên bước đường tu tập để đạt được sự hài hòa giữa thân, khẩu và ý.Bộ sưu tập Xá Lợi vô cùng trân quí gồm 1000 Xá Lợi của Đức Phật Thích Ca, của các đệ tử lớn của Ngài và của nhiều vị thánh tăng Ấn Độ, Trung Quốc và Tây Tạng. Một số Xá Lợi đã được bí mật lấy đi từ những pho tượng bị phá hủy ở Tây Tạng, và những bảo tháp, nơi an vị của những Xá Lợi hàng ngàn năm trước. Một số khác được Ngài Đạt Lai Lạt Ma và các Chùa trao tặng.Danh từ Xá Lợi không phải là xa lạ đối với người Á Châu. Người con Phật vẫn thường nghe nói đến Xá Lợi Phật, và của Chư Tổ. Không phải ai cũng có đủ duyên lành được chiêm ngưỡng Xá Lợi. Thường, Xá Lợi của các Ngài chỉ được an vị trong các tượng Phật hay bảo tháp của các Chùa, không mấy khi được trưng bày cho công chúng chiêm bái. Cho nên đây là dịp may hiếm có một lần trong đời của chúng ta. Bên cạnh Xá Lợi của đức Phật và chư Tổ, các hội đoàn sẽ cùng vui mừng tổ chức cuộc triễn lãm văn hóa Á Châu của tám nước: Nhật Bản, Đại Hàn, Việt Nam, Thái Lan, Ấn Độ, Tây Tạng, Đài Loan và Tích Lan, vì niềm vui lớn: Đức Phật và chư Tổ đến Hamburg.Cuộc triển lãm Xá Lợi tại Hamburg nằm trong dự án tổ chức của những cuộc triển lãm trên khắp thế giới kéo dài cho đến năm 2008. Sau đó, tất cả Xá Lợi sẽ được vĩnh viễn an vị vào Tâm Bảo Điện của pho tượng Di Lặïc bằng đồng cao 152 thước. Pho tượng này là trọng tâm của “Dự Án Di Lặc" dự trù được hoàn tất vào năm 2006 tại Kushinagar, Bắc ấn Độ, nơi Đức Thích Ca nhập diệt hơn 2500 năm trước. Đây là biểu tượng của lòng Bác Ái, một thông điệp của lòng Từ Bi và Hòa Bình. Công trình đúc tượng Phật Di Lặc sẽ bao gồm cả thiền tự, phòng triển lãm, viện bảo tàng, thư viện, cơ sở giáo dục và y tế phục vụ cộng đồng sẽ được thiết kế một cách hoàn hảo để có thể tồn tại ít nhất một ngàn năm để phụng sự công trình tâm linh trong suốt thời gian ấy. Một công trình qui mô như thế đòi hỏi phải có sự đóng góp lớn về công, sức và tài chánh. Vì thế “Dự Án Di Lac" hoan hỷ đón nhận sự đóng góp tịnh tài của tất cả mọi người, góp phần công đức vô cùng quí báu vào một công trình đem lại lợi ích tâm linh vững bền cho nhân loại.

Viên Xá Lợi Phật là bảo vật hiếm quý không những của Phật giáo đồ Việt Nam, mà còn của toàn thể Phật giáo đồ khắp thế giới, bởi vì đó là di tích lịch sử thiêng liêng của Đức Từ Phụ để lại đã trải qua trên 2500 năm. Là người con Phật, ai ai cũng ao ước được nhìn thấy và chiêm bái Thánh tích của Đức Phật, nhất là người Phật tử Việt Nam vì đã kinh qua biết bao nhiêu là khủng hoảng về tinh thần lẫn vật chất trong cuộc đời.

Danh từ Xá Lợi, theo từ ngữ Sanskrist là SARI, gọi đủ là SARILIKATHA. Đó là tinh chất thanh tịnh của Kim thân Đức Phật sau khi Trà tỳ còn lại, do công năng tu hành trong vô lượng kiếp và do lòng bi mẫn của Ngài nên lưu lại cho Nhân Thiên.

Phẩm “Cúng dường Xá Lợi” trong Kinh Đại Bát Niết Bàn, Thánh tích của Ngài để lại Tôn thờ gồm có:

- Pháp Xá Lợi là kinh hoặc những lời Giảng dạy của Ngài.

- Hình ảnh, tranh tượng . ..và Xá Lợi Phật.

Xá Lợi Phật, sau khi hỏa táng lưu lại, thường nhỏ như hột mè hoặc lớn bằng nửa hột gạo, gồm có 5 màu như :

- Màu đen tức tóc của Ngài, gọi là Phát Xá Lợi.

- Màu đỏ tức máu, gọi là Huyết Xá Lợi.

- Màu vàng tức da, gọi là Bì Xá Lợi.

- Màu xanh tức gân, gọi là Cân Xá Lợi.

- Màu trắng tức xương, tủy, gọi là Cốt Xá Lợi.

Tuy nhiên, phần từ cổ lên đỉnh đầu, những viên Xá Lợi lại lóng lánh, trong suốt như những viên kim cương. Nhưng lại tùy theo nghiệp lực của mọi người, mà viên Ngọc Xá Lợi Phật thay đỗi màu sắc so với màu nguyên thủy.

Trong Kinh cũng có nói đến những Thánh tích của Đức Phật để lại như :

- Sau khi Đức Phật thành Chánh Giác, có một Thương gia tên là Baddhali đến chiêm bái Ngài và vì ở xa xôi, nên đã xin thỉnh Phật một vật để Tôn thờ, và Ngài đã cho Ông ta một sợi tóc, gọi là Phát Xá Lợi hay cũng có Phát Xá Lợi hay Nha Xá Lợi được Tôn thờ trên cung Trời Đao Lợi.

- Và sau khi Phật Nhập Niết Bàn, có 8 nước đến để tranh giành Thánh Tích Xá Lợi của Phật để mong sở hữu làm bảo quốc và Tôn thờ.

Sau đây là lời dẫn giải của Thượng Tọa Thích Trí Siêu

Trong chuyến viếng thăm chùa Ðức Viên ở San Jose California ngày 5 tháng 1 năm 2002, Ðại Ðức Thích Trí Siêu đã được tham dự buổi lễ trình diễn Xá Lợi của phái đoàn Phật Giáo Tây Tạng, do Ngài Lạt Ma Zopa Rinpoche hướng dẫn đến Hoa Kỳ để trình bày lần chót những hình ảnh về Xá Lợi của Phật Thích Ca, các vị A La Hán, và chư Tổ Trong dịp này TT Thích Trí Siêu đã thỉnh được một tập hình ảnh về các Xá Lợị Các Xá Lợi này rất quí giá, nếu tu hành tâm thanh tịnh thì có thể thấy được hào quang phát ra từ các Xá Lợị Nếu thờ phượng thiếu thành tâm thì các Xá Lợi sẽ tự biến mất.

Xá lợi là gì?

Xá lợi là những kết tinh lưu lại cho đời của các bậc thánh, những bậc đã sống vì đạo pháp, vì chúng sinh. Tất cả những tinh cốt còn lưu lại có công năng thù thắng, giúp tăng trưởng các điều lành thiện và tiêu trừ những điều xấu ác. Chỉ cần thành tâm, chúng ta có thể cảm nhận được năng lực mầu nhiệm của Xá Lợị

Nguồn Gốc Của Xá Lợi

Những viên ngọc Xá Lợi này được Ngài Lạt ma Zopa Rinpoche cung thỉnh và góp nhặt lạị Ngài là vị lãnh đạo tinh thần cho Công Trình Ðại Phật Di Lặc (Maitreya Project) cao nhất thế giới tại Ấn Ðô Có nhiều viên ngọc Xá Lợi quý báu của Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni, Ðức Phật Ca Diếp, và Xá Lợi của chư hiền thánh Tăng từ Ấn Ðộ, Tây Tạng và Trung Hoa.

Hầu hết những Xá Lợi này đã được cất giữ trong những tôn tượng thờ tại Tây Tạng cả ngàn năm naỵ Chư Tăng ở Miến Ðiện, Indonesia, Thái Lan, Tây Tạng và Ðài Loan rất cảm kích Công Trình Ðại Phật Di Lặc nên đã cúng dường những viên Xá Lợi nàỵ

Ngài Ðạt Lai Lạt Ma đã cúng dường Xá Lợi của Ðức Phật Thích Ca vào những số Xá Lợi đã góp nhặt được. Lạt Ma Zopa Rinpoche đã kiểm chứng cẩn thận những viên ngọc Xá Lợi này trước khi tiếp nhận.

Vì Sao Chuyến Lưu Hành Xá Lợi Thật Ðặc Thù

Theo đúng truyền thống, Xá Lợi được canh gác và giữ gìn cẩn mật trong những hòm chứa pháp bảo hoặc được tôn trí trong các bảo tháp và các tượng thợ Thông thường chúng ta phải xin phép chính phủ và phải trải qua nhiều thủ tục hành chánh để được phép chiêm bái Xá Lợi.

Chuyến đi trình bày Xá Lợi này chỉ thực hiện được nhờ lòng từ bi của Lạt Ma Zopa Rinpochẹ Với những quá trình hoạt động thật đặc biệt hy hữu, Ngài đã hội đủ cơ duyên góp nhặt được rất nhiều Xá Lợi từ khắp nơi trên thế giớị Những viên ngọc Xá Lợi này sẽ vĩnh viễn được tôn trí trong một bảo điện ngay trong quả tim của một tôn tượng Phật lớn nhất thế giới, tôn tượng Ðức Phật Di Lặc.



"Các Xá lợi sẽ được triễn lãm vòng quanh thế giới cho đến năm 2008. Vào lúc ấy toàn bộ Xá lợi sẽ được an vị trong Phật Tâm Bảo Điện của tượng Phật Di Lặc cao 500 bộ/152 mét. Cho đến lúc bấy giờ ước nguyện của Lạt ma Rinpoche là có nhiều người trong cộng đồng địa phương có cơ duyên chiêm bái Xá lợi.

Tháng ba năm 2001 Lạt ma Zopa Rinpoche, Giám đốc tinh thần Dự án Di Lặc, cho xử dụng toàn bộ Xá lợi sưu tập cho cuộc triễn lãm toàn thế giới. Từ lúc ấy đến giờ những Xá lợi thiêng liêng này được triễn lãm ở nhiều chùa, thiền đường và những nơi công cộng khác khắp thế giới.

Bộ sưu tập này thật sự rất hãn hữu. Có nhiều Xá lợi của Đức Thích Ca Mâu Ni và các đệ tử danh tiếng của Ngài như Bồ Tát Mục Kiều Liên, Ngài A Nan, Ngài Xá Lợi Phất cũng như Xá lợi của nhiều vị thánh tăng và đại sư thuộc các trường phái Trung Hoa và Tây Tạng.

Nhiều đại sư Phật giáo còn tại thế ở nhiều nước kể cả Miến Điện, Nam Dương, Thái Lan, Tây Tạng và Đài Loan đã hiến tặng những Xá lợi để được an vị tại Phật Tâm Bảo Điện của pho tượng Phật Di Lặc trong số đó có Xá lợi Đức Thích Ca do Đức Đạt Lai Lạt Ma tặng.

Các Xá lợi này gồm có những hạt kim cương hình dạng giống như những hạt châu và những mãnh xương thu nhặt từ tro cốt các đại sư sau lễ trà tỳ.

Một số Xá lợi được bí mật lấy đi từ những bảo tháp ở Tây Tạng là nơi an vị của những Xá lợi hàng ngàn năm trước khi cộng sản Trung quốc xâm lăng năm 1959. Các Xá lợi khác do những bảo tàng và tu viện tặng. Lạt ma Zopa Rinpoche đã kiểm soát cẩn thận để đảm bảo tính xác thật của những Xá lợi ấy.

Cuộc Triễn lãm lưu động Xá lợi được tổ chức miễn phí để công chúng có cơ hội hãn hữu chiêm bái các báu vật Phật giáo. Nếu cộng đồng của quí vị muốn có dịp chiêm bái các Xá lợi này xin liên lạc với chúng tôi để biết thêm chi tiết.

([url]http://maitreyaproject.org/vn/relic/index.html[/url])
Comments