Xin Cám Ơn Những Người Sáng Tạo Chữ Quốc Ngữ Việt


Xin Cám Ơn Nhng Người Sáng Tạo Chữ Quốc Ngữ Việt

Khi nhắc đến công lao sáng tạo ra chữ Quốc ngữ Việt, có lẽ không một người Việt nào mà không biết đến giáo sĩ Alexandre de Rhodes hay còn gọi là Cha Đắc-Lộ, một trong những nhà truyền giáo đầu tiên đã sáng tạo ra nền tảng của chữ Quốc ngữ, giúp cho cho dân tộc Việt chúng ta thoát khỏi hệ thống văn tự của người Tàu mà mãi cho đến bây giờ ngay chính cả người Nhật và người Triều Tiên vẫn còn trong vòng ảnh hưởng.  Chữ Quốc ngữ Việt, một hệ thống  chữ viết dựa theo ký tự Latin thật tuyệt vời và độc lập, đặc biệt được phối hợp với ký tự của 5 âm thanh sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng tạo nên một sắc thái thật đặc thù của chữ viết Việt.

Vào thời gian trước khi chữ Quốc ngữ được hình thành, người Việt Nam đã dùng  chữ Nôm một lối viết gần như Hán tự của người Tàu, và chữ Nôm đã được xem như là văn tự chính thức được dùng trong nền văn chương Việt Nam mãi cho tới hết thế kỷ 19.  Nói chung vì chữ Nôm rất khó học nên đa số người Việt Nam không phải ai cũng có thể đọc và viết được!

Để giúp cho việc truyền giáo được dễ dàng hơn, các nhà truyền giáo đầu tiên khi đến Việt Nam, đã bắt đầu dùng mẫu tự Latin  để viết lại âm giọng mà họ nghe được từ tiếng Việt.  Theo một số tài liệu, thì trước khi Alexandre de Rhodes đến Việt Nam, đã có một số phát âm tiếng Việt được viết bằng chữ Latin rồi chẵng hạn như: Từ vị Bồ Đào Nha - Annam và Từ vị Annam - Bồ Đào Nha do hai cha cố người Bồ Đào Nha là Gaspar do Amaral và Antonio Barbosa biên soạn.

“Lại có ý kiến cho rằng các tác giả đầu tiên là ba giáo sĩ người Ý Francesco Buzumi và hai đồng sự trẻ hơn của ông là Francesco de Pina và Cristoforo Borri”

Năm 1624 Alexandre de Rhodes đã đến Hội An và làm việc với Francisco de Pina, giáo sĩ Bồ Đào Nha cai quản Giáo phận Hội An cùng với một số những giáo sĩ khác gồm có Francisco Buzomi người Ý; Antonio Dias, Manuel Fernandez và Antonio Fernandez- người Bồ Đào Nha; José Tsuchimochi người NhậtTheo https://vi.wikipedia.org/wiki/Alexandre_de_Rhodes

“Vì thế, có thể nói rằng, công trình sáng tạo ra chữ Quốc ngữ trước tiên là một công trình chung của các nhà thừa sai tại Việt Nam. Nhưng khi chính thức in ra công trình khảo cứu chữ viết tiếng Việt của mình, là cùng lúc, Alexandre de Rhodes đã khai sinh ra chữ viết này, ban đầu được các nhà truyền giáo sử dụng, sau đó, được toàn thể dân Việt Nam dùng và biến nó thành chữ quốc ngữ. Tất cả các nước thuộc miền Viễn Đông từ đó ước ao được có chữ viết cho quốc gia mình y như chữ Quốc ngữ này vậy” nhưng rất tiếc điều đó đã không thể thực hiện được.

 

Trong các giáo sĩ truyền giáo tiên phong trong sự sáng tạo ra chữ Quốc ngữ Việt theo ký tự Latin nêu trên, có lẽ Alexandre de Rhodes là người được dân Việt biết đến nhiều nhất qua các tài liệu.

Vài hàng sơ lược về tiểu sử Alexandre de Rhodes

Theo https://vi.wikipedia.org/wiki/Alexandre_de_Rhodes

“Alexandre de Rhodes sinh vào ngày 15 tháng 3 năm 1591 tại Avignon, miền nam nước Pháp. Gia đình ông thuộc gốc Do Thái ở thành phố Rhodes (bán đảo Iberia), vì thời ấy Avignon là đất của Giáo hoàng nên tên ông là Alexandre de Rhodes (A Lịch Sơn Đắc Lộ). Người Việt gọi Alexandre de Rhodes là Giáo sĩ Đắc Lộ.

Ông gia nhập dòng Tên tại Roma ngày 24 tháng 4 năm 1612, thời kỳ công cuộc truyền giáo cho các dân tộc đang trên đà phát triển.

Đầu năm 1625, Alexandre cùng với bốn cha dòng Tên khác và một tín hữu Nhật Bản, cập bến Hội An, gần Đà Nẵng. Ông bắt đầu học tiếng Việt và chọn tên Việt là Đắc-Lộ. Thầy dạy tiếng Việt cho ông là một cậu bé khoảng 10, 12 tuổi. Ông viết:

“Chỉ trong vòng 3 tuần lễ, chú bé đã dạy tôi học biết tất cả các cung giọng khác nhau của tiếng Việt và cách thức phát âm của từng chữ. Cậu không hề có một kiến thức gì về ngôn ngữ Châu Âu, thế mà, cũng trong vòng 3 tuần lễ này, cậu đã có thể hiểu được tất cả những gì tôi muốn diễn tả và muốn nói với cậu. Đồng thời, cậu học đọc, học viết tiếng Latin và đã có thể giúp lễ. Tôi hết sức ngạc nhiên trước trí khôn minh mẫn và trí nhớ dẻo dai của cậu bé.”

Nhận xét về tiếng Việt, chính bản thân Alexandre de Rhodes đã viết như sau:

“Khi tôi vừa đến Nam Kỳ và nghe người dân bản xứ nói, đặc biệt là phụ nữ, tôi có cảm tưởng mình đang nghe chim hót líu lo, và tôi đâm ra ngã lòng, vì nghĩ rằng, có lẽ không bao giờ mình học nói được một ngôn ngữ như thế.”

Từ đó, Việt Nam trở thành quê hương thứ hai của Alexandre de Rhodes, nhưng cuộc đời truyền giáo của ông ở đây rất bấp bênh và trôi nổi. Trong vòng 20 năm, ông bị trục xuất đến sáu lần. Nhưng sau cả sáu lần ấy, ông đều tìm cách trở lại Việt Nam khi cơ hội cho phép.

Năm 1645, ông bị Chúa Nguyễn vĩnh viễn trục xuất khỏi Việt Nam. Ông mất ngày 5 tháng 11 năm 1660 ở Isfahan, Ba Tư, 15 năm sau lần cuối cùng bị trục xuất khỏi Việt Nam.”

Ghi chú:  Theo thiển ý của người viết thì lỗi lầm lớn nhất của Alexandre de Rhodes khi truyền giáo là đã phỉ báng đức Phật và Khổng tử qua Phép Giảng 8 Ngày.  Nếu như không có sự việc này xảy ra thì có lẽ ông đã được cảm tình của đại đa số dân Việt thời bấy giờ cũng như hiện nay. 

Khai tử chữ Nôm

Theo https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%ADp_tin:Chu_nom.svg

“Sang đầu thế kỷ 20 chính quyền Pháp cho giải thể phép thi cử chữ Nho (1915 ở Bắc Kỳ và 1919 ở Trung Kỳ) và đưa chữ Quốc ngữ lên hàng văn tự chính thức. Bắt đầu từ năm 1908 chữ Quốc ngữ mới bắt đầu thay thế chữ Nôm. Phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục (1907) và Hội Truyền bá Quốc ngữ (1938) cũng như sự phát triển báo chí vào đầu thế kỷ 20 đã góp phần trong việc thâu nhận chữ Quốc ngữ là văn tự chính đáng của người Việt, khép lại thời kỳ dùng chữ Nôm để truyền đạt tư duy cùng những cảm hứng của dân tộc Việt.”

Thành quả

T việc sử dụng những mẫu tự Latin với mục đích duy nhất là để ghi lại cách phát âm của tiếng Việt trong công việc truyền giáo, những chữ viết này đã dần trở thành chữ Quốc ngữ chính thức của dân tộc Việt.  Các giáo sĩ tiên phong (bao gồm sự trợ giúp của các giáo sĩ Việt thời bấy giờ) trong sự sáng tạo này vô tình đã góp phần giúp dân tộc Việt hoàn toàn thoát khỏi ảnh hưởng bởi lối viết tượng hình của người Tàu (1).  Chữ Quốc ngữ Việt, một lối viết mới thật đơn giản, nhất là có thể học, đọc và viết trong một thời gian ngắn.  Một hệ thống chữ viết thuần nhất từ Bắc chí Nam.

Nhìn chung qua các chữ viết của các nước lân cận như Tàu, Nhật, Triều Tiên, Lào, Cambodia hoặc các nước Trung Đông, đất nước Việt Nam quả thật quá là may mắn đã hệ thống hoá được chữ Quốc ngữ thật đặc sc và phong phú.

Xin cám ơn tất cả những người đã khai sinh ra chữ Quốc ngữ Việt.

Phương Chính Nguyễn Quang Đạt

www.duongsinhthucphap.org


(1) Nhờ vậy mà đất nước chúng ta đã "thoát" được ảnh hưởng của bọn "Tàu"  ngay từ thời đó!


Comments