Tâm Linh

“Nhất Âm nhất Dương chi vị Đạo”

 

     Từ xưa cho đến nay các câu chuyện liên quan đến các hiện tượng huyền bí bao giờ cũng là một đề tài rất hấp dẫn, đã lôi cuốn nhiều người, từ nam phụ cho đến lão ấu vào vòng         tranh luận một cách say mê. 

 

     Trong số chúng ta, không ít hay nhiều cũng đã từng nghe biết bao câu chuyện về sự tác động của thế giới bên kia.  Do trí tưởng tượng, nhất là để câu chuyện được ly kỳ hấp dẫn         hơn, người nghe đã cố tình thêu dệt thêm nhiều chi tiết vào câu chuyện để cuối cùng đa số đều trở nên huyền hoặc,  hoang đường.

 

     Đối với nhà nghiên cứu tâm linh học, thực hư của câu chuyện thường được lượng định, suy xét một cách cẩn thận qua những nguyên tắc và qui ước để tìm ra sự trung thực và ẩn        ý của hiện tượng.

 

     Hãy thu thập, quán sát, lắng nghe, tịnh tâm để tìm hiểu vấn đề.  Vì mọi hiện tượng vô hình đều có nhân, quả và mục đích.

 

     Đừng quá vội tin để trở thành mê tín, cũng đừng quá vội phản bác một điều gì mà mất đi cơ hội hiểu biết.  Trung đạo hay trung dung sẽ đưa ta khắp nẻo đường của tri thức.

 

     Tin hay không tin đều tuỳ vào duyên số của mỗi người.  Không ai sai, cũng không ai đúng một cách  tuyệt đối!  Ngưòi không có duyên với thế giới vô hình thì suốt đời cũng              không chứng kiến được một hiện tượng tâm linh huyền bí.  Người đã có duyên thì dẫu không tìm, hiện tượng ắt cũng tự nhiên đến.                                                                                                                                              

                                                                                                        

     Phương Chính   Nguyễn Quang Đạt   



     Xin vào xem các subpages bên dưới             

                                                                                                                                                                                                                                                     

                                                                                                                                    
Subpages (32): View All
Comments