http://vietbao.com/p112a233809/hon-thieng-yen-tu-phuong-chinh-nguyen-quang-dat Hồn Thiêng Yên Tử I. Vài nét sơ lược về Đức vua Phật hoàng Trần Nhân Tông “Trần Nhân Tông (1258–1308), là vị hoàng đế thứ 3 của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam. Ông trị vì 15 năm (1278–1293) và làm Thái thượng hoàng 15 năm. Ông được sử sách ca ngợi là một trong những vị hoàng đế nổi tiếng anh minh trong lịch sử Việt Nam, có vai trò lãnh đạo quan trọng trong Chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt lần 2 và lần 3. Lúc này, quân đội Đại Việt dưới sự chỉ huy trực tiếp của Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn đã đánh tan tác quân đội hùng mạnh của Nhà Nguyên, bảo vệ bờ cõi Đại Việt trước vó ngựa nổi tiếng vô địch của người Mông Cổ...Ngoài ra, quân Ai Lao thường hay quấy nhiễu biên giới, bởi vậy năm 1290 nhà vua phải thân chinh đi đánh dẹp.” Ngay từ thuở nhỏ, Ngài đã sớm ý thức được nguyên lý đạo Phật, hâm mộ Thiền tông và chí muốn đi tu xa lìa vinh hoa phú quí. “Ngài thường ăn chay lạt thân thể gầy ốm. Thánh Tông thấy thế lấy làm lạ, nên hỏi nguyên do. Ngài trình thật với cha. Thánh Tông khóc bảo: “Nay ta đã già, chỉ trông cậy một mình con, con lại làm như thế, làm sao gánh vác được sự nghiệp của Tổ tiên?” Những khi giặc Nguyên sang quấy rối, Ngài phải xếp việc kinh kệ để lo giữ gìn xã tắc. Nhờ tình đoàn kết quân dân, Ngài đã hai lần (1285, 1288) đuổi được quân Nguyên, giữ gìn trọn vẹn đất nước. Dưới triều đại Ngài, hai cuộc hội nghị nổi tiếng được ghi vào sử sách là: Hội nghị các tướng lãnh ở Bình Than, hội nghị những bô lão trong cả nước ở Diên Hồng để bàn mưu kế, tỏ quyết tâm chống giặc.” Và cuối cùng sau khi bình định giặc Ai Lao (1290) thì vào năm Quí Tỵ (1293), Ngài nhường ngôi lại cho con là Trần Anh Tông, lên làm Thái thượng hoàng để chuyên tâm nghiên cứu phật giáo. Một trong những sử liệu giá trị của Ngài là bản di
chúc dặn dò con cháu, cũng là lời dặn dò cho muôn đời hậu thế nước Việt:
Ðến tháng mười năm Kỷ Hợi (1299) Ngài xuất gia vào tu ở núi Yên Tử (Quảng Ninh) tu hành hạnh đầu-đà (khổ hạnh) và thành lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, lấy đạo hiệu là Điều Ngự Giác Hoàng (hay Trúc Lâm đầu đà). Ngài là tổ thứ nhất của dòng Thiền Việt Nam này và được dân gian về sau gọi cung kính là “Phật Hoàng”
Ảnh tượng Đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông tại núi Yên Tử II. Suối Giải Oan – Yên Tử
Suối
Giải Oan
“Truyền thuyết kể rằng, Thượng hoàng Trần Nhân Tông cách đây trên 700 năm, một ngày mùa đông đã từ bỏ kinh thành Thăng Long đi về hướng đông để tìm núi tu luyện, đến vùng đất Yên Tử thì dừng chân. Lúc đi có 300 cung tần mỹ nữ theo hầu. Khi đến Yên Tử, do không được vua cho ở cùng nơi đất Phật, nên các cung tần mỹ nữ lâm và cảnh khó. Đường về kinh thành xa xôii vạn dặm, quân lính của tân vương phong tỏa khắp nơi, ở củng khó mà đi cũng khó. Để giữ trọn đạo quân vương, 300 cung tần mỹ nữ đã trầm mình xuống con suối giữa đại ngàn Yên Tử. Thượng hoàng Trần Nhân Tông đau xót cho lập đền cúng tế và đặt tên con suối này là suối Giải Oan.” Đến nay mặc dầu đã hơn 700 năm nhưng nhiều câu chuyện "tâm linh" lạ
lùng vẫn còn liên tục xảy ra. III Hồn Thơ Một trong những câu chuyện tâm linh liên quan đến Suối Giải Oan mà người viết đã có duyên biết đến gần đây nhất là 3 bài “hồn thơ” của tác giả Quế Hoa – Quách Lan Chi. Theo lời thuật, nhân chuyến viếng thăm Núi Yên Tử vào tháng 12 năm 2014 vừa qua, khi đến Suối Giải Oan cúng cho các Hoàng Phi và cung nử thì tác giả bổng cảm nhận được một cảm giác rất lạ lùng. Một cảm xúc nghẹn ngào rung động đã len lén vào tâm tư của chị, hình như có một mối tương giao vô hình đã kết nối chị cùng những cung nữ xa xưa, một tình cảm như chị em và xúc động dạt dào. Hòa trong tiếng suối reo giữa rừng núi đại ngàn Yên Tử, mang mác có tiếng khóc rấm rứt, ngậm ngùi cùng những lời tâm sự buồn cho thân phận. Tuy “duyên” không trọn nhưng “tình” quyết giữ mãi tận thiên thu. Những vần thơ như xuất hiện trước mắt… Hoàng Phi Tự Tình
Trải lòng mỹ nữ nhập hoàng cung Thâm cung khép kín chôn bí sử Dăm hồi ước nguyện vỗ
cánh tung. Để tình thiếp mãi trọn thủy chung.
Thơ: Quế Hoa (Hồn Thơ
Hoàng Phi – Suối
Giải Oan - Núi Yên Tử) Thác Oan
Thơ: Quế Hoa 28-12-2014 – 10:00AM
Thơ: Quế Hoa 28-12-2014
Xin cám ơn sư huynh Trần Thanh Long & Quách Lan Chi (Quế Hoa) đã cho phép phổ biến 3 bài “Hồn thơ Yên Tử” đến với mọi người.
02/14/2015 Phương Chính Nguyễn Quang Đạt
Trần Nhân Tông - Wikipedia Sự Tích Suối Giải Oan - Quốc Phong Sơ lược về tiểu sử Đức Vua Phật hoàng Trần Nhân Tông - Tuệ Quang Non Thiêng Yên Tử (Quảng Ninh) - https://www.youtube.com/watch?v=GXjoFajy8HA |
Vấn đáp & Tâm linh > Tâm Linh >